Tăng cường đầu tư và vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 60 - 63)

Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công nghệ hiện đại và với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam vào năm 2010 là 40 kg/người (theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến 2010” của Bộ Công Nghiệp) và 2015 là 80 kg/người thì đòi hỏi phải có kế hoạch

đầu tư rất lớn nhằm đạt được các mục tiêu dự báo. Hướng chính của việc đầu tư nhằm:

- Tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Theo danh mục các ngành hàng ưu tiên xuất khẩu của ngành, thực hiện việc liên doanh giữa các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty nước ngoài, hoặc các công ty cổ phần với sự

tham gia cổ phần không hạn chế của các công ty nước ngoài nhằm thu hút đầu tư

trực tiếp và gián tiếp, tri thức khoa học và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh nhằm khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại, quy mô vốn lớn, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong thị trường.

- Đổi mới một cách cơ bản cơ cấu sản phẩm hiện có đi theo hướng mở rộng cơ cấu sản phẩm phục vụ công nghiệp, xây dựng nông nghiệp và sản phẩm kỹ

thuật cao vì đây là những ngành hàng sản xuất đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ sản xuất phức tạp.

- Đầu tư thêm các doanh nghiệp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoặc hướng tới một sản phẩm mới hoàn toàn nhằm thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời nhanh chóng tiếp nhận kỹ thuật sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến để sánh vai kịp các nước trong khu vực nhất là quá trình gia nhập của nước ta AFTA đang đến gần.

- Các doanh nghiệp cần đầu tư vào các nhà máy hoặc máy móc thiết bị

nhằm mở rộng viêc sử dụng các chủng loại nguyên liệu khác nhau. Hiện nay chúng ta chỉ tập trung vào sử dụng các loại nguyên liệu chính là PVC, PE, PS, PP. Trong khi đó nguyên liệu nhựa này trên thế giới đã có vài chục loại.

Theo thống kê tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành nhựa trong 10 năm qua khoảng 2 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,3 tỷ USD, các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoảng 0,7 tỷ USD. Riêng Tổng Công ty Nhựa Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000 có tổng vốn đầu tư khoảng 134 tỷ đồng, trong đó hầu hết là vốn vay chiếm 62,2%, còn lại là vốn tự bổ sung, không sử dụng vốn ngân sách. Thời gian qua vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đầu tư mới các khu công nghiệp, trong đó tỷ trọng đầu tư cho thiết bị 57%, cho nhà xưởng khoảng 35,5%.

Trong quy hoạch phát triển ngành tới 2015 nhu cầu vốn đầu tư cho các dự

án phát triển của các chuyên ngành là rất lớn. Nhu cầu vốn đầu tư tới 2010 với tổng vốn đầu tư: 3.854 triệu USD. Giai đoạn Vốn đầu tư hiện có (tỷ USD) Vốn đầu tư tăng thêm (tỷ USD) Tổng vốn đầu tư cho ngành (tỷ USD) Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người (kg/đầu người) 2001 - 2005 2,21 0,488 2,698 23 2005 – 2010 2,69 2,810 5,509 46 2010 - 2015 5,51 7,200 10 80 Bảng 18: Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn

Để huy động được lượng vốn rất lớn như trên nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như sau:

- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Ưu tiên khuyến khích các nhà đầu tư

trong nước. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế trong những năm đầu của dự án một cách hợp lý nhằm thu hút đầu tư 100% vốn nước ngoài và vốn liên doanh vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa. Đây là những bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển.

- Nhà nước phải có chính sách ưu đãi về vốn cho các dự án mang tính chiến lược. Đối với các dự án sản xuất nguyên liệu, nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn tới 15 năm với lãi suất ưu đãi nhưđối với ngành cơ khí và được hưởng ân hạn 3 – 5 năm.

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành thông qua các chương trình hỗ trợ hợp tác với nước ngoài.

Về nguồn vốn đầu tư theo chúng tôi đề nghị một số biện pháp nhằm huy

động một số nguồn như sau:

- Vốn trong nước: Dự kiến huy động trong nước 60-65%. Từ các nguồn vốn ưu đãi đầu tư (từ ngân sách Nhà nước), vốn đóng góp của các cổđông, vốn tự

có của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và một phần vốn lưu động tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cùng hợp tác phát triển ngành.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Dự kiến thu hút 35-40%, phần vốn này chủ yếu

đầu tư máy móc thiết bị. Cần tập trung cho các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có chất lượng cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Nguồn vốn ODA: Ưu tiên dành nguồn vốn này cho các dự án đầu tư cơ sở

hạ tầng để sản xuất nguyên liệu trong nước, các dự án về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành.

- Các nguồn vốn khác: Huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển ngành nhựa như vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các đối tác đầu tư, vốn của các nhà đầu tư trong nước, vốn của các Việt kiều.

Ngoài ra, thu hút thêm vốn đầu tư trong nước thông qua việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước bằng các hình thức như cổ phần hóa, cho thuê, bán,

khoán để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các thành phần kinh tế. Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhất là đối với một số

doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn của ngành.

Giai đoạn 2005 - 2010 Giai đoạn 2010 – 2015 Nguồn vốn Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 USD) 1. Vốn cổ phần 15 421.500 15 1.080.000 2. Vốn tự có của doanh nghiệp 10 281.000 20 1.440.000 3. Tín dụng trả chậm 5 140.500 5 360.000

4. Cho thuê tài

chính 25 702.500 10 720.000

5. Tín dụng

ngân hàng 10 281.000 20 1.440.000

6. Tín dụng ưu

đãi nước ngoài

5 140.500 10 720.000 7. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25 702.500 15 1.080.000 8. Quỹ đầu tư mạo hiểm 5 140.500 5 360.000 Bảng 19: Dự kiến tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn đến 2015

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 60 - 63)