THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 35 - 37)

CỨU KHOA HỌC

Theo số liệu thống kê ở nước ta hiện nay có trên 11 ngàn người làm việc trong ngành nhựa và cao su, chiếm 4,6% lao động toàn ngành công nghiệp; trong

đó, lao động của ngành nhựa khoảng 7 ngàn người, chiếm 2,9% lao động toàn ngành công nghiệp. Lao động trực tiếp chiếm 83%, đại học và trên đại học 1%, cao đẳng 8%, trung cấp kỹ thuật 4,6%, lao động gián tiếp 17%. Tuy nhiên trong số

lao động trực tiếp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng 69,23% cao gấp 6,8 lần so với lao động công nghiệp nói chung. Điều này nói lên một thực trạng là lực lượng lao động có kỹ thuật của ngành còn quá ít và chưa đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới hiện nay.

- Công tác đào tạo: Hiện nay, ở nước ta cũng chưa có một trường đại học, cao đẳng chuyên ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành nhựa nói chung. Lực lượng kỹ sư cao phân tử được đào tạo tại các khoa của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hầu hết chỉ được đào tạo về lý thuyết mà không có kiến thức thực tiễn do không có cơ hội tiếp xúc với thiết bị máy móc chuyên ngành. Mối quan hệ giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sinh viên chỉ biết thiết bị, công nghệ trên giáo trình,

khi ra trường về doanh nghiệp phải mất 2 – 3 năm mới tìm hiểu làm quen với thực tiễn máy móc, thiết bịở cơ sở để bắt tay vào việc. Mặt khác các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên cũng ít có chương trình đào tạo bài bản mà thông thường chỉ

thực hiện việc truyền đạt những kỹ năng cơ bản trong quá trình thử việc. Một số ít các doanh nghiệp thật sự có quan tâm đến hoạt động đào tạo nhưng cũng chỉ có thể tự xây cho mình những chương trình đào tạo tại chỗ với nội dung chính thông thường là quy trình vận hành những máy móc thiết bị hiện có tại doanh nghiệp nên lao động ngành nhựa chủ yếu học nghề theo kiểu “nghề dạy nghề”. Do vậy tỷ

trọng 69,23% lao động chưa được đào tạo là điều đáng lo ngại, thực sự là trở ngại lớn cho phát triển của ngành vì với các thế hệ thiết bị ngày càng hiện đại, đòi hỏi công nhân phải được trang bị những kiến thức tối thiểu mới có thể tiếp thu và làm chủđược công nghệ mới.

Với đội ngũ cán bộ được đào tào trong và ngoài nước, sau nhiều năm công tác đã giúp cho ngành nhựa được phát triển và đổi mới. Những kỹ sư trẻ có khả

năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp, quản lý kỹ thuật. Nhưng số

nhiều chưa có khả năng quản lý kỹ thuật hoặc chỉ đạo công trình và tầm định hướng chiến lược cho ngành. Phần lớn bị hạn chế vì nhiều lý do chưa có cơ hội để

tiếp cận trình độ kỹ thuật của thế giới. Trong nhiều năm nay việc đào tạo kỹ thuật cho ngành nhựa chưa có một tổ chức nào đảm nhận với qui mô cần thiết của nó. Nhìn chung đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có vì vậy thiếu đội ngũ bổ sung, hậu bị. Số kỹ sư ít có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ tiên tiến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nhựa. Đây là vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục và cần quan tâm đúng mức.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong ngành nhựa cũng chưa tạo ra được những thành tựu có khả năng ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế thực sự. Thực tế hiện nay trên cả nước đã có một vài trung tâm nghiên cứu của vài ba trường đại học nhưng kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng vào thực tế còn rất hạn chế. Khoảng cách của những cơ quan nghiên cứu và những nhà sản xuất hiện nay là rất lớn do các nhà sản xuất chưa tìm được sự giúp đỡ có hiệu quả từ các cơ quan nghiên cứu trong hầu hết các kĩnh vực kể cả tư vấn về kỹ thuật.

- Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ mang ý nghĩa xã hội đơn thuần mà còn mang ý nghĩa kinh tế to lớn. Do ngành nhựa phát triển quá nhanh, thay thế quá nhiều các vật liệu truyền thống nên đâu đâu cũng thấy nhựa, cộng thêm tính khó tiêu hủy nên nhựa bị gắn cho “cái tội” gây ô nhiễm môi trường. Điều đặc biệt là sự

gây ô nhiễm này không hoàn toàn do nhà sản xuất mà chủ yếu là do sản phẩm sau khi sử dụng gây ra.

Mặc dù, nếu xét về tiết kiệm năng lượng thì khoảng 50% sản phẩm được bao gói bằng bao bì nhựa nhẹ hơn so với bao bì truyền thống như gỗ, kim loại. Như vậy sử dụng bao bì nhẹ sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, nhiên liệu sẽ tiêu thụ

ít hơn, giảm khí độc hại thải ra môi trường xung quanh.

Theo đánh giá của Hiệp hội nhựa Châu Âu thì hiện nay bao bì nhựa chiếm 10% trọng lượng bao bì nhưng nó lại bao gói cho 40 – 50% lượng hàng hóa. Nếu không có bao bì nhựa thì việc dùng bao bì gỗ, kim loại có tăng 291%, năng lực sản xuất bao bì gỗ, kim loại tăng 10%, thể tích khí thải tăng 158%. Bao bì nhựa tạo ra một thể tích rác thải rất thấp, chỉ 0,7% trọng lượng rác thải toàn Châu Âu.

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)