Phát huy khả năng quản lý và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 65)

* Về khả năng quản lý:

Mặc dù là ngành công nghiệp mới, non trẻ nhưng trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, ngành nhựa đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sản phẩm của ngành đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước về nhựa gia dụng, vật liệu xây dựng bằng nhựa và các loại bao bì bằng nhựa và phần nào nhựa kỹ thuật cao, nhựa phục vụ cho các ngành kinh tế

kỹ thuật khác. Quản lý Nhà nước đối với ngành đã được Chính phủ giao cho Bộ

Công nghiệp theo nghị định 74/CP ngày 1 tháng 11 năm 1996 (quyết định số

1189/QĐ-TCCB). Tổng Công ty Nhựa Việt Nam vừa có chức năng sản xuất kinh doanh như một DNNN vừa tham mưu cho Bộ về các cơ chế, chính sách phát triển ngành nhựa, vừa là đầu mối xây dựng chiến lược phát triển ngành. Từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty đã không ngừng phát triển. Hiện tại vốn nhà nước của Tổng Công ty đã đạt 326 tỷ đồng trên tổng số 1.676,7 tỷ đồng. Hàng năm nộp

ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng. Mặc dù theo quyết định 58/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ thì Tổng Công ty không thuộc các ngành và lĩnh vực nhà nước quản lý. Song đứng ở góc độ ngành kinh tế kỹ thuật do DNNN làm chủ đạo nên chuyển Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Như vậy, qua phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy rằng cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm nâng cao khả năng quản lý của các doanh nghiệp:

- Thứ nhất, tận dụng được sức mạnh tổng hợp giữa vai trò của Hiệp hội nhựa Thành phố, Hiệp hội nhựa Việt Nam và các doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Hiệp hội nhựa thành những đối trọng trong việc vận động xây dựng chính sách của ngành. Hiệp hội Nhựa gồm đại diện các doanh nghiệp có hiểu biết toàn diện về năng lực, trình độ, hiện trạng sản xuất kinh doanh cũng như

những thách thức đối với ngành mình. Do đó nên chăng Tổng Công ty nhựa Việt Nam và Hiệp hội sẽ đưa ra các nghiên cứu khả thi và đề xuất các chính sách hỗ

trợ, phát triển để Chính phủđánh giá, thẩm định và phê chuẩn. Như vậy mối quan hệ giữa Hiệp hội ngành nghề và Chính phủ giống như quan hệ giữa người đi vay và ngân hàng.Để nhận được khoản vay dài hạn mà ở đây là chính sách có lợi cho ngành mình. Hiệp hội nhựa phải chứng minh được thông qua nghiên cứu khả thi tiềm năng phát triển của ngành để thuyết phục Chính phủ. Bản thân trong các nghiên cứu, kiến nghị bảo hộ của các Hiệp hội đưa ra phải chỉ rõ yêu cầu Nhà nước bảo hộ trong bao lâu và kết quả dự kiến đạt được khi hết giai đoạn bảo hộ ra sao, lộ trình và chiến lược phát triển trong môi trường cạnh tranh sau khi chấm dứt bảo hộ như thế nào v.v…

- Thứ hai, cần tổ chức lại hệ thống thống kê báo cáo tách phần thống kê ngành nhựa thành một chuyên mục riêng, không nên để mục thống kê cao su, chất dẻo như hiện nay làm cho việc điều tra số liệu, đánh giá hoạt động của ngành nhựa thiếu chính xác dẫn đến việc lập kế hoạch chiến lược phát triển ngành kém tính khả thi.

- Thứ ba, nên thành lập trung tâm đào tạo, tư vấn kỹ thuật và thông tin tiếp thị chuyên ngành. Trung tâm này có thể trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt Nam hoặc hoạt động độc lập như một thành viên trong Hiệp hội Nhựa Việt Nam.

- Thứ tư, cần thành lập trung tâm nghiên cứu, kiểm định chất lượng sản phẩm của ngành nhựa với trang thiết bị đầy đủ mang tính phòng thí nghiệm quốc gia đảm bảo kiểm định được chất lượng hàng nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế tạo

điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập khu vực và thế giới của ngành.

- Thứ năm, xây dựng các chương trình đào tạo về quản lý nhằm đào tạo cán bộ quản lý kế cận.

Về phía Chính phủ, Bộ, Ngành cần thiết lập và duy trì quan hệ tương tác với doanh nghiệp và Hiệp hội ngành nghề một cách chặt chẽ và chủđộng hơn. Vai trò của các Bộ, Ngành trong tương lai nên tập trung vào việc tạo lập môi trường thể chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước; phối hợp với các cơ

quan nghiên cứu và căn cứ trên nghiên cứu khả thi của bản thân ngành nhựa để

nhận diện những lĩnh vực phát triển trọng tâm của ngành trong từng giai đoạn cụ

thể.

* Về nguồn nhân lực:

Đặc điểm của ngành nhựa là sử dụng ít lao động nhưng lại đòi hỏi lao động phải có sức khỏe và có trình độ tay nghề vì hầu hết dây chuyền thiết bị sử dụng trong sản xuất là các dây chuyền mang tính chuyên môn tựđộng hóa cao.

Như vậy, để nâng cao nguồn nhân lực cho ngành nhựa Việt Nam tại TP Hồ

Chí Minh đòi hỏi phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ như sau:

- Đểđáp ứng nguồn lao động cho sự phát triển của ngành cần phối hợp với các đơn vị có chức năng đào tạo để hình thành các kế hoạch đào tạo cụ thể, đáp

ứng nhu cầu của ngành nhựa, chủ yếu trong đào tạo dài hạn, nhằm đáp ứng một trình độ nhất định: Công nhân lành nghề, cao đẳng, đại học, chủ yếu bằng nguồn

đào tạo trong nước.

- Mặt khác, tổng Công ty nhựa cần phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành lập quỹ học bổng tài trợ cho các học sinh trung học học nghề, sinh viên ở

các trường Đại học làm các đề án nghiên cứu phục vụ cho ngành.

- Các doanh nghiệp có thể liên kết với các trường đại học mở các khóa đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng lý thuyết nâng cao tay nghề, hoặc có thể gởi kỹ sư, chuyên gia đi đào tạo ở nước ngoài. Cần có kế hoạch đào tạo cả 3 trình độ công nhân, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành (cao đẳng, đại học) với 3 loại hình triển khai

đồng thời như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hệ tập trung tại trường (5 năm): tuyển chọn học sinh từ các kỳ thi quốc gia, nhằm đào tạo những kỹ sư có trình độ khoa học cơ bản, trình độ chuyên môn về lý thuyết và thực hành giỏi, có tiềm năng tựđào tạo và bồi dưỡng để trở thành lực lượng cán bộ KHKT nòng cốt của ngành.

+ Hệ tại chức (5 năm): tuyển chọn từ cán bộ kỹ thuật trung học, công nhân viên chức đã tốt nghiệp phổ thông trung học và đã qua kinh nghiệm thực tế sản xuất để đào tạo thành những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giỏi thực hành, có năng lực quản lý tốt, có trình độ khoa học nhất định.

+ Hệ cao đẳng (3,5 năm): tuyển chọn học sinh đã tốt nghiệp phổ thông để đào tạo thành những kỹ thuật viên có trình độ.

Bên cạnh hệ đào tạo chính quy cần hình thành Trung tâm bồi dưỡng, đào tạo nghề trực thuộc các Hiệp hội Nhựa. Các trung tâm hoạt động với sự tài trợ của các doanh nghiệp và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị có khả năng (trường, viện, tổng công ty, …) đồng thời các trung tâm cũng tổ chức các khóa đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ đương chức theo yêu cầu của ngành, yêu cầu của các doanh nghiệp, chương trình luôn cập nhật kiến thức và phổ biến thông tin mới nhất trong và ngoài nước cho các học viên.

- Về nghiên cứu: Thành lập trung tâm nghiên cứu đầu ngành. Tuyển chọn các kỹ sư tốt nghiệp ra trường loại khá, giỏi, các kỹ sưđang công tác tại cơ sở sản xuất có năng lực nghiên cứu đa dạng về các cơ sở nghiên cứu của ngành. Có hệ số

tiền lương cao hơn giữa các kỹ sư làm công tác nghiên cứu và công việc khác. Tổ

chức đào tạo lại, đào tạo bổ sung và nâng cao cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu triển khai bằng các hình thức: thực tập sinh, đào tạo chuyên đề, đào tạo thạc sỹ.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỰA VIỆT NAM

3.3.1. Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế

- Nhà nước cần phải điều chỉnh vốn đầu tư nước ngoài vào một số ngành hợp lý mang tính kích thích phát triển sản xuất trong nước như nên đầu tư vào những ngành mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng đầu tư.

- Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, thiết bị mới cho ngành nhựa nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam.

- Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhựa bằng cách hỗ trợ cho các trường Đại học, Cao đẳng kinh phí, điều kiện để đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên ngành nhựa, tăng lượng tuyển sinh vào Đại học cho các ngành này. Lập thêm ngành gia công, chế biến nhựa trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Nên thành lập các quỹđầu tư phát triển hỗ trợ cho các doanh nghiệp được vay vốn. Nhà nước nên có chính sách cho vay ưu đãi cho công tác thay đổi công nghệ, thiết bị máy móc và nghiên cứu sản phẩm mới ở các doanh nghiệp nhựa Việt Nam.

- Nhà nước nên xây dựng các nhà máy chế tạo thiết bị cho ngành nhựa quy mô lớn có khả năng chế tạo các thiết bị trong nước, ứng dụng công nghệ mới để

thực hiện kiểm soát chất lượng quá trình và tăng năng suất lao động nhằm thực hiện chưong trình nâng cấp, hiện đại hóa ngành nhựa.

- Nhà nước nên có chính sách tăng thời gian khấu hao cơ bản lên nhằm khuyến khích đầu tư dài hạn phát triển của các doanh nghiệp nhựa đồng thời cũng nhằm làm giảm giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh. Kiến nghị

tăng khấu hao cơ bản lên là 12-15 năm.

- Nhà nước tăng cường quản lý sự phát triển công nghệ trên cơ sở khuyến khích nâng cao hàm lượng công nghệ hiện có. Có bộ phận hướng dẫn doanh nghiệp chọn lựa công nghệ mới.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn để nghiên cứu và phát triển.

- Tạo một mạng truyền thông tin nhanh chóng giữa nhà nước với doanh nghiệp để các chính sách của nhà nước đến tay doanh nghiệp dễ dàng và kịp thời.

- Có chếđộ khen thưởng những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, cho phá sản những doanh nghiệp kém hiệu quả.

* Đối với sản xuất cơ khí khuôn mẫu:

- Các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu ngành nhựa cũng cần được ưu tiên đầu tư như đối với sản xuất nguyên liệu vì đây cũng là cơ sở hạ tầng cho ngành nhựa. Thu hút vốn liên doanh vào lĩnh vực này.

- Sản xuất cơ khí khuôn cho ngành nhựa cần được hưởng vay vốn ưu đãi nhưđối với ngành cơ khí; vay tín dụng ưu đãi với lãi suất 3% thời gian 12 năm, ân hạn 5 năm (theo quyết định số QĐ 67/2000 Bộ Công nghiệp).

- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm tiêu dùng và phục vụ các ngành công nghiệp khác có thể sử dụng các hình thức huy động vốn như vốn cổ phần, vốn vay hoặc hỗ trợ từ các đối tác (vốn góp bằng hiện vật, máy móc thiết bị,…).

- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu được phép sử dụng vốn từ

Quỹ hỗ trợ phát triển và được hưởng ưu đãi đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước vay ưu đãi đầu tư và vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Điều chỉnh thời hạn vay vốn đầu tư 7-10 năm đối với các doanh nghiệp trong ngành để có điều kiện hoàn trả vốn vay.

3.3.3. Chính sách hỗ trợ một số mặt hàng sản xuất trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành chủ lực bằng các chính sách khuyến khích sản xuất như giảm thuế, giá thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, các ngành chủ lực như sản xuất nguyên liệu nhựa, các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.

- Đánh thuế cao vào những mặt hàng nhập khẩu mà trong nước có thể sản xuất được.

- Có chính sách kiên quyết chống những loại mặt hàng nhựa nhập lậu vào nước ta cả về nguyên liệu nhựa.

3.3.4. Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm

- Khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu, động viên doanh nghiệp

đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và có chế độ bảo vệ quyền này cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động và được hoạt động một cách an toàn.

- Thực hiện biện pháp chống hàng nhái, hàng giả một cách triệt để nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất.

3.3.5. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư những ngành hàng mới

Những ngành hàng sản phẩm công nghiệp kỹ thuật cao xuất hiện ở nước ta mới vài năm gần đây, giá thành của sản phẩm còn cao, nhà nước nên có chế độ

khuyến khích ưu đãi về thuế để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh về giá để người tiêu dùng mua được sản phẩm dễ dàng.

- Cần có chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước tại các vùng cần chuyển dịch cơ cấu phát triển ngành. Cần phải có cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hình thành khu công nghiệp tập trung ngành nhựa.

- Cần gấp rút ban hành danh mục các khu vực ưu tiên đầu tư. Ban hành danh mục những chủng loại sản phẩm khuyến khích đầu tư và những chủng loại sản phẩm không khuyến khích đầu tư cũng như cấm đầu tư.

- Đối với các dự án lớn, cần quy định một tỷ lệ tối thiểu xuất khẩu là 20- 30% để có điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài và tạo ngoại tệ cho đất nước.

- Nhà nước cho phép Hiệp hội nhựa Việt Nam thành lập một tổ chức tư vấn

đầu tư, được quyền có ý kiến và tham gia vào việc xem xét các dự án có liên quan trực tiếp đến ngành nhựa.

Những mặt hàng khuyến khích đầu tư nước ngoài:

- Sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa.

- Hàng nhựa kỹ thuật cao và vật liệu mới từ nhựa (vật liệu composite).

- Đầu tư xây dựng các nhà máy thu mua nhựa, xử lý nhựa phế thải. Đây là lĩnh vực tương đối nhạy cảm đòi hỏi Nhà Nước cần phải có chính sách nhất quán giúp các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình đầu tư. Theo chúng tôi, Nhà Nước cần cho phép ngay việc xây dựng các nhà máy tái chế phế liệu nhựa do hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chưa được phép nên đã chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do giá dầu, giá nguyên liêu nhựa liên tục tăng.

KẾT LUẬN

Ngành nhựa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn sắp tới (2005-2015) đang có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng không ít mối đe dọa và điểm yếu cần phải vượt qua. Quá trình cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các doanh nghiệp nhựa Việt Nam với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài cũng như hàng nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp nhựa Việt Nam phải không ngừng nâng năng lực cạnh tranh của mình.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về mặt lý luận và phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua, luận văn đã đề ra một số giải pháp cần phải thực hiện nhằm nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu 303581 (Trang 65)