Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009 (Trang 39 - 42)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

trên Internet

Trong lĩnh vực CNTT và TMĐT, vấn đề quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet là một trong những vấn đề được điều chỉnh sớm nhất, vì đây là nền tảng cho rất nhiều ứng dụng cũng như loại hình giao dịch điện tử trong xã hội. Văn bản đầu tiên về vấn đề này là Nghị định số 21/CP “Quy định tạm thời quản lý Internet” ban hành vào tháng 3/1997 với cách tiếp cận khá thận trọng: “quản lý đến đâu phát triển đến đó”, tạo lập cơ sở pháp lý ban đầu cho việc đưa dịch vụ Internet vào Việt Nam.4 Bốn năm sau, Nghị định số 55/2001/ NĐ-CP về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet mạnh dạn đảo ngược phương châm quản lý ban đầu với một cách tiếp cận mới: “phát triển đến đâu quản lý đến đó”, mở đường cho giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam.

Bảng I.4: Các văn bản liên quan tới vấn đề quản lý Internet

Ngày Tên văn bản

05/03/1997 Nghị định số 21/CP của Chính phủ về Quy định tạm thời quản lý Internet

23/08/2001 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý, cung cấp và sử

dụng dịch vụ Internet

20/11/2001 Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng

dụng Internet trong bưu chính viễn thông

10/10/2002 Quyết định số 27/2002/QĐ-VHTT của Bộ Văn hóa Thông tin về quản lý và

cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet

29/01/2004 Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an về đảm bảo an toàn, an ninh

trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam

14/07/2005 Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT của Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về

quản lý đại lý Internet

11/08/2005 Quyết định số 27/2005/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành

Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

4 Ngày 19/11/1997, “Lễ kết nối Internet toàn cầu” đã được tổ chức tại trụ sở Tổng Cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

01/06/2006 Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA của Bộ Văn hóa Thông

tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến

28/08/2008 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

12/11/2008

Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

18/12/2008

Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet

24/12/2008 Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng

dẫn quản lý và sử dụng tài nguyên Internet

24/12/2008 Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định

về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam ‘‘.vn’’

Năm 2008, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành để thay thế Nghị định số 55/2001/ NĐ-CP, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo lập môi trường thông thoáng hơn cho ứng dụng TMĐT tại Việt Nam. Bước tiến lớn nhất của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP là đã thu gọn quy định về cấp phép đối với tất cả các trang thông tin điện tử về một diện hẹp các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.

Trong nhiều năm qua, doanh nghiệp và người dân đã nhiều lần phản ánh về sự bất hợp lý của các quy định cấp phép đối với trang tin điện tử trên Internet,5 nhìn nhận đây là biện pháp quản lý không khả thi và gây cản trở cho việc phát triển website, một ứng dụng rất phổ thông của TMĐT tại Việt Nam. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2004 đã nhận định: “Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT là một trong những ví dụ điển hình về việc coi thường pháp luật của doanh nghiệp: hầu hết các website vẫn tồn tại và phát triển mà không cần tới giấy phép của Bộ Văn hóa Thông tin. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp và cá nhân muốn có một quy định mới, tránh cho họ tình trạng luôn luôn vi phạm pháp luật”.6 Sự ra đời của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP tuy muộn song là một bước tiến tích cực trong việc cải thiện môi trường pháp lý cho ứng dụng Internet nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Quyết định số 27/2002/QD-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin về quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet quy định: “Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet tại Việt Nam phải làm thủ tục xin phép gửi Bộ Văn hóa Thông tin”, và “Không được cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet khi chưa có giấy phép của Bộ Văn hóa Thông tin”.

Hộp I.1: Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử được quy định trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP

Điều 19. Nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử

1. Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về CNTT, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet.

2. Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho hoạt động báo chí. 3. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp phải có giấy phép

do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

4. Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định liên quan tại Nghị định này.

6. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thiết lập các trang thông tin điện tử không thuộc các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này thì không cần giấy phép và không cần đăng ký, nhưng phải tuân theo các quy định tại Nghị định này và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet.

Một thay đổi khá lớn nữa của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP là việc thu hẹp phạm vi của “dịch vụ Internet”, dịch vụ chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước đây, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP định nghĩa dịch vụ Internet rất rộng, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet, trong đó “dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet”. Nếu theo định nghĩa này, có thể hiểu tất cả các ứng dụng trên nền Internet là dịch vụ Internet. Tuy nhiên, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP đã thu hẹp phạm vi của dịch vụ Internet thành một loại hình dịch vụ viễn thông, để chỉ bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.7 Bên cạnh đó, chức năng quản lý nhà nước về Internet cũng được Chính phủ giao cho nhiều cơ quan: “Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các quy định; triển khai thực hiện quản lý đối với việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình”.

7 Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được cung cấp cho người sử dụng thông qua mạng lưới thiết bị Internet, ví dụ như dịch vụ thoại trên mạng Internet.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2009 đã có 71 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet, trong đó 7 doanh nghiệp được cấp phép IXP (dịch vụ kết nối Internet) và 39 doanh nghiệp được cấp phép ISP (dịch vụ truy nhập Internet). Tuy nhiên, từ tháng 9/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chuyển sang cấp một loại giấy phép duy nhất là giấy phép cung cấp dịch vụ Internet cho các doanh nghiệp đăng ký mới hoặc gia hạn. Các tổ chức, doanh nghiệp triển khai những ứng dụng chuyên ngành trên Internet hoặc lập website để phục vụ hoạt động chuyên môn của mình giờ không còn phải lo lắng về việc đề nghị cấp giấy phép OSP. Môi trường TMĐT nhờ đó đã trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, và cùng với việc loại bỏ dần những rào cản về cấp phép, hạ tầng CNTT và truyền thông nói chung ngày càng có tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển mạnh cho các dịch vụ ứng dụng trên nền Internet nói chung cũng như TMĐT nói riêng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009 (Trang 39 - 42)