Tồn tại và hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu đồ án thực hiện bộ giải mã viterbi trên fpga (Trang 89 - 92)

Những mặt còn tồn tại:

- Việc mô phỏng trên matlab cũng như mô tả trên kit DE2 đều chỉ mới tiến hành với bộ mã đơn giản tốc độ ½ với chiều dài ràng buộc thấp. Vì thế, kết quả mô phỏng có thể sẽ không bao quát và nói hết được ưu nhược điểm của thuật toán.

- Việc mô tả trên kit DE2 chỉ là khâu giải mã với chuỗi bit nhận được nhập bởi người sử dụng. Do đó, ta không thể đánh giá được hết tác động của nhiễu chỉ với vài lần thử nghiệm với các bit nhận được là sai.

- Việc giải mã Viterbi quyết dịnh mềm chỉ mới thực hiện với phương pháp dùng khoảng cách Euclidean.

Hướng phát triển đề tài:

- Với giới hạn thời gian cũng như khả năng có hạn nên nhóm tác giả vẫn còn chưa tìm hiểu hoàn chỉnh về mã chập cũng như thuật giải Viterbi. Vì vậy, có thể phương pháp thực hiện cũng như lập trình sẽ không là giải pháp tối ưu. Nếu có cơ hội để nghiên cứu tiếp thì đề tài có thể nâng lên để thực hiện tối ưu hóa cho bộ thu Viterbi, thử nghiệm với các bộ mã khác nhau để từ đó tìm ra bộ mã tối ưu nhất cho kênh truyền AWGN.

- Cải thiện việc mô tả trên kit DE2 bằng cách thêm phần tạo bit nhận ngẫu nhiên chứ không nhập trực tiếp bằng tay, từ đó tổng hợp đánh giá tác động của nhiễu lên tín hiệu một cách tổng quát hơn.

- Từ kết quả của đề tài, chúng ta có thể thiết kế các IC thực hiện các chức năng khác nhau trong hệ thống thông tin số.

PHẦN C

PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu đồ án thực hiện bộ giải mã viterbi trên fpga (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)