Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp cho hệ thống Ngân hàng TM Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại (Trang 84 - 85)

Thương vụ M&A thành công là kết quả của sự hợp tác, hỗ trợ của các chủ thể tham gia vào quá trình này, đó là: hai bên mua bán, nhà môi giới, chuyên gia tư vấn (có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như pháp luật, tài chính, thương hiệu…, đặc biệt là phải am hiểu về M&A) kết hợp với sự hỗ trợ của khung pháp lý, các chính sách và quy định liên quan đến M&A của nước sở tại. Vì vậy, nguồn nhân lực có kiến thức về M&A và các vấn đề liên quan là không thể thiếu đối với các bên mua bán, các công ty tư vấn, môi giới, cơ quan lập pháp... Do đó, chúng ta cần phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho thị trường M&A Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cho phép một số Trường đại học mở chuyên ngành đào tạo về M&A, bước đầu có thể thuê chuyên gia nước ngoài về giảng dạy; riêng đối với các chuyên gia, các nhà làm luật có thể cho họ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, nơi có thị trường M&A lâu đời và phát triển. Đồng thời, việc đào tạo nguồn nhân lực cho M&A phải được sự hợp tác thực hiện của cả phía doanh nghiệp, các công ty tư vấn và cả đối với cơ quan quản lý trực tiếp thị trường này. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực rất cần phải đảm bảo nhằm tránh trường hợp “cung thừa - cầu thiếu” như tình trạng chung của nguồn nhân lực Việt Nam.

Có như vậy thì thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch M&A.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp cho hệ thống Ngân hàng TM Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)