chưa cao.
Vì quá dễ dãi trong việc quản lý cấp phép nên số lượng ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều. Không chỉ có các tập đoàn tài chính, mà ngay cả những lĩnh vực sản xuất như dệt may (Tập đoàn Vinatex), viễn thông (VNPT), bảo hiểm, năng lượng... cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng. Do đó, số
lượng các ngân hàng Việt Nam hiện khá cao, hơn cả các quốc gia phát triển như Singapore, Hàn Quốc...
Bảng 2.6: Số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam (tính đến 06/2009)
Loại hình Số lượng
Ngân hàng thương mại trong nước 44
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 40
Ngân hàng liên doanh 5
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5
(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)
Như vậy, cả nước ta hiện tại có tổng cộng gần 100 ngân hàng. Đó là chưa kể đến các công ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn và cho vay như ngân hàng.
Theo danh sách xếp hạng của Quỹ tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam xếp thứ 123/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do thu nhập thấp nên mặc dù dân số khá đông (hơn 85 triệu người), tổng giá trị GDP của nước ta mới đạt khoảng 65 tỉ USD, nhưng cả nước lại có xấp xỉ gần 100 ngân hàng. Trong khi đó ở Hàn Quốc, dân số gần 50 triệu người, GDP cả nước đạt gần 1.000 tỉ USD, trước đây có 25 ngân hàng nhưng nay đã giảm xuống chỉ còn hơn một nữa. Tuy số lượng ít nhưng quy mô và chất lượng tăng lên đáng kể nên các ngân hàng của họ đã trở thành trụ cột của nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.
Đồng thời, dù gặp khá nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chung nhưng do cạnh tranh giành thị phần nên các ngân hàng Việt Nam vẫn phải chạy đua mở rộng mạng lưới, làm cho số lượng điểm giao dịch của ngân hàng trên cả nước tăng hơn hàng ngàn điểm. Tại những khu vực đô thị sầm uất, mật độ điểm giao dịch ngân hàng rất cao, cạnh tranh khốc liệt. Điều đáng nói ở đây là nhiều ngân hàng hiện nay có số vốn điều lệ không cao, nhưng lại mở quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Việc mở nhiều điểm giao dịch thực chất là không
sai, bởi từng NHTM cũng cần phải chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, việc mở nhiều chi nhánh trong khi ngân hàng vốn không lớn, kinh doanh không có lãi... không những tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh mà còn ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Theo đó, các ngân hàng nước ta đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng mà không chú trọng đến chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Trong các ngân hàng TMCP, số ngân hàng có vốn trên 200 triệu USD cũng mới đếm trên đầu ngón tay và không nhiều trong số này có trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking). Các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng (có đến khoảng 30 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 100% vào năm 2007) mà không chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng công tác quản trị lại không theo kịp, khó kiểm soát được rủi ro của mình. Quản trị yếu kém, kiểm soát rủi ro yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ ngân hàng. Còn các cơ quan quản lý nhà nước cũng không kiểm soát được các ngân hàng đang làm gì. Vì vậy, tình hình hiện nay rất khó để cơ quan nhà nước có số liệu cụ thể trong việc hoạch định chính sách.
Vì lý do đó mà các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đã khuyến cáo: số ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện đã vượt xa mức thông thường của thế giới. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng là xu hướng đúng đắn, cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển được thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới…) hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn tài chính nước ngoài.