Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, thị trường Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng. Vì vậy, các ngân hàng nhỏ khó có thể đương đầu với thách thức ngày càng lớn trên thị trường,
nhất là với một môi trường có mức độ cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập. Trước tình hình trên, việc cho phép tồn tại những ngân hàng nhỏ kinh doanh kém hiệu quả sẽ chỉ là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, sự đổ vỡ tín dụng, gia tăng nợ xấu cũng sẽ xuất phát trước tiên từ những ngân hàng nhỏ này, vì năm 2007 họ là những đơn vị tài trợ nhiều nhất cho bất động sản với nguồn vốn vay liên ngân hàng là chủ yếu.
Đứng trên góc độ quản lý để các ngân hàng yếu là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế và sự tăng trưởng các ngành khác. Với quy mô vốn vài ngàn tỉ đồng các NHTM Việt Nam được liệt vào danh sách ngân hàng siêu nhỏ so với các nước trong khu vực. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng TMCP là 1.000 tỉ đồng. Theo thông tin từ NHNN, tính đến cuối tháng 10/2008, các ngân hàng TMCP sau đây có vốn điều lệ thấp và cần phải tăng vốn, đó là: Đệ Nhất (FCB) – 609 tỉ đồng, Gia Định – 500 tỉ đồng, Thái Bình Dương – 566 tỉ đồng, Xăng đầu Petrolimex – 500 tỉ đồng, Kiên Long – 580 tỉ đồng, Việt Nam Thương Tín – 500 tỉ đồng, Đại Tín – 504 tỉ đồng, Đại Á – 500 tỉ đồng. Các Ngân hàng ngày phải trầy trật lắm mới tăng được vốn điều lệ lên mức 1.000 tỷ đồng vào hồi cuối năm 2008 vừa qua.
Và cho đến hiên nay, con khá nhiều ngân hàng co mưc vôn điều lê dươi 2.000 ty đông. Đê nâng cao tinh kha thi cua viêc thưc hiên Nghi đinh sô 141/2006/NĐ-CP, NHNN đa trinh Thu tương Chinh phu: giao NHNN chi đao các NHTM co mưc vôn điều lê dươi 2.000 ty đông chu đông xây dưng kế hoach tăng vôn điều lê đê đat mưc tôi thiêu 2.000 ty đông vào thơi điêm 31/12/2009, gưi NHNN phê duyêt, theo doi, giám sát và làm cơ sơ tăng đu vôn lên mưc 3.000 ty đông vào thơi điêm 31/12/2010; cho phep NHNN áp dung các biên pháp cân thiết đôi vơi các NHTM không thưc hiên đung yêu câu này. Theo đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các ngân hàng nhỏ, năng lực yếu rồi đây sẽ phải sáp nhập hoặc giải thể. Bởi vì trong tình trạng khủng hoảng và
đình trệ kinh tế trong và ngoài nước, viễn cảnh phải tăng lên mức vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2010 đã đặt ra một thách thức mới cho các ngân hàng nói trên.
Hơn nữa, trong khi các ngân hàng nhỏ đang chới với, các ngân hàng lớn, có thương hiệu và sự quản trị tốt, hiệu quả ngày càng có điều kiện chứng tỏ và bứt phá. Đối với họ, bỏ ra và trăm tỉ đồng để mua lại các ngân hàng nhỏ là việc trong tầm tay.
Do đó, giải pháp sáp nhập những ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn để nâng cao năng lực quản trị là cần thiết. Những ngân hàng nào hội đủ ba điều kiện: đủ vốn theo quy định, có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt và công khai minh bạch thì mới duy trì. Lúc này việc điều hành, quản trị ở các ngân hàng sẽ tập trung và dễ quản lý hơn. Và khi hệ thống ngân hàng đủ mạnh sẽ tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế.