Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị giao thông vận tải trong giai đoạn tới của Công ty:

Một phần của tài liệu NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA (Trang 51 - 55)

tải trong giai đoạn tới của Công ty:

1. Phương hướng phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị của ngành Giao thông vận tải: Giao thông vận tải:

Như nghị định của Trung ương đã ghi rõ mục tiêu kinh tế của đất nước ra trong giai đoạn hiện nay là công nghệ hoá - hiện đại hoá. Ngành Giao thông vận tải cũng đã xây dựng kế hoạch cơ khí hoá hiện đại hoá trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, đầu tư phát triển công nghệ đóng tàu, cơ khí chế tạo ô tô, phương tiện vận tải, các cảng sông cảng biển, phát triển giao thông nông thôn nhằm giao lưu kinh tế giữa các vùng của đất nước, tập trung đầu tư phát triển giao thông ở hai thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phía Bắc Hà Nội, vành đai kinh tế phía Đông Bắc ba tỉnh: Hải Phòng; Hải Dương; Quảng Ninh . . . .

Trong sáu năm qua Bộ Giao thông vận tải đã triển khai 46 dự án với nguồn vốn ưu đãi của ngân sách Nhà nước và nước ngoài để khôi phục, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hơn 2000 km đường bộ và cầu đường sắt. Đường sá trong các thành phố được mở mang, hàng nghìn km đường nông thôn được nâng cấp, nhiều cảng biển quan trọng đã được cải tạo và xây dựng mới. Nhờ đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt nam đã được cải thiện rõ rệt. Những dự án đầu tiên đã hoàn thành, đưa vào khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và của tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, năng lực của ngành Giao thông vận tải còn rất hạn chế, nhiều vấn đề cấp bách được tập trung giải quyết. Để đạt tới mục tiêu cơ bản từ năm 2005 đến năm 2010 khối lượng vận tải tăng gấp 3-4 lần hiện nay, những việc ngành Giao thông vận tải phải làm là:

Hoàn thành việc nâng cấp một số tuyến đường trọng điểm ở các vùng kinh tế tập trung như vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến thuộc hành lang Đông - Tây trong khuôn khổ dự án phát triển và hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (Việt Nam - Thái Lan - Lào - Cămpuchia và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc), các tuyến đường thuộc địa bàn phát triển chiến lược kinh tế.

Mở rộng hệ thống giao thông đô thị, xây dựng các tuyến vành đai và các trục hướng tâm tại các thành phố lớn . . .

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải và Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư phát triển cho việc hiện đại hoá các thiết bị cơ sở vật chất để các tuyến đường trọng điểm, cầu phà, các phương tiện giao thông đường thuỷ bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở hạ tầng hiện tại cũng như tương lai, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả công trình xây dựng. Muốn vậy thì không còn

cách nào là phải nhập khẩu các máy móc thiết bị, phương tiện vật tư hiện đại của nước ngoài trong điều kiện kinh tế và nền khoa học kỹ thuật của nước ta còn chưa đáp ứng được.

Sự vận động khách quan của cơ chế thị trường đòi hỏi phải có các chính sách về điều tiết nhập khâủ của Nhà nước. Các doanh nghiệp đòi hỏi phải có môi trường ổn định, hạn chế các biến động xấu của nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu hàng ngoại có mức độ và hợp lý sẽ tạo nên thị trường sôi động và lành mạnh. Trong quá trình quản lý hoạt động nhập khẩu, Nhà nước luôn quán triệt ba mục tiêu:

- Nhập đúng chủng loại, số lượng, kịp thời và liên tục. - Hạn chế tối đa hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng xa xỉ. - Nhập khẩu trên cơ sở bảo vệ sản phẩm trong nước.

Trong những năm qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh với tốc độ bình quân hàng năm tăng 35%. Theo vụ Kế hoạch - Đầu tư Bộ Giao thông vận tải thì trong giai đoạn 1999 - 2005, bình quân vốn đầu tư xây dựng cơ bản giao thông vận tải xấp xỉ 10.512 tỷ đồng/ năm và nhu cầu vốn tăng bình quân mỗi năm khoảng 20%. Ngoài ra hàng năm ngân hàng Nhà nước cấp cho sự nghiệp kinh tế giao thông một khoản tiền khá lớn để duy trì bảo dưỡng đường xá, cảng . . . mỗi năm bình quân năm bình quân từ 265 đến 300 tỷ đồng. Cùng với một số vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông vận tải hàng năm thì thị trường cung ứng vật tư thiết bị cũng tăng lên.

Với chức năng là một doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của ngành Giao thông vận tải. Công ty Xây dựng và Thương mại có nhiệm vụ bảo đảm cung ứng vật tư thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải của đất nước phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã giao cho Công ty. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ Công ty đã đặt ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể cho các năm tới như sau.

2. Phương hướng hoàn thiện và phát triển nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị Giao thông vận tải của Công ty trong thời gian tới: bị Giao thông vận tải của Công ty trong thời gian tới:

Trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty đã được Bộ quy định và thị trường kinh doanh đã được xác lập, sản xuất kinh doanh của Công ty có sự điều chỉnh theo hướng:

Giữ vững sản lượng và mặt hàng truyền thống với mức tăng trưởng trung bình 5% gồm: Nhựa đường, thiết bị thi công, săm lốp các loại, phương tiện vận tải . . .

Tăn nhanh doanh số sản xuất và dịch vụ từ 30% - 40% năm. Trong đó chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu lao động và xây dựng công trình giao thông.

Trên cơ sở phát triển sản xuất, lực lượng lao động cũng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và thay thế lao động hàng năm 5%. Bên cạnh đó tăng cường sử dụng lao động tại chỗ, hợp đồng thời vụ để tăng biên chế lao động một cách hợp lý.

Các chỉ tiêu cụ thể của Công ty trong ba năm tới: STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 I 1. 2. 3. Tổng doanh thu

Thương mại: Xuất nhập khẩu và kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng. Xây dựng

Xuất khẩu lao động

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Người 237 177 50 1500 269 185 69 2300 322 212 93 3000 II Nộp ngân sách Tỷ đồng 30 36 43,2

III Số lao động (kể cả lao động thời vụ) Người 1000 1200 1400 IV Thu nhập bình quân 1000đ/năm/ngườ

i

18000 21000 24000

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002

Riêng kế hoạch xuất nhập khẩu là khâu then chốt và trọng tâm phát triển của Công ty đặc biệt đối việc nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị Giao thông vận tải lại càng quan trọng. Công ty đã lên kế hoạch nhập khẩu từng loại mặt hàng thiết bị với yêu cầu về thông số kỹ thuật phù hợp để cung cấp cho các đơn vị trúng thầu các công trình xây dựng cầu đường. Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh việc cung ứng máy móc thiết bị thi công cũng được đưa ra đấu thầu. Vì vây Công ty Xây dựng và Thương mại đã không ngừng tìm hiểu thị trường ngoài nước nhằm nhập khẩu những hàng hoá tốt nhất, giá cả phù hợp, đa dạng về chủng loại để phù hợp với nhu cầu trong nước. Trong bản kế hoạch dự kiến phương hướng phát triển của Công ty trong 3 năm dưới đây, riêng về nhập khẩu máy móc thiết bị làm đường Công ty phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 18% mỗi năm trong đó chú trọng nhập khẩu các máy móc thiết bị chuyên dụng và dây truyền công nghệ sản xuất ra nguyên liệu phục vụ ngành Giao thông vận tải.

Đây là một mục tiêu lớn và quan trọng của Công ty. Muốn hoàn thành thành tốt mục tiêu nhiệm vụ Công ty phải không ngừng cố gắng đây mạnh và hoàn thiện công tác nhập khẩu sao cho vừa đạt chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đồng thời mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

Một phần của tài liệu NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA (Trang 51 - 55)