Những khó khăn mà Côngty gặp phải trong hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị giao thông vận tải:

Một phần của tài liệu NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA (Trang 47 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MÁY MÓC VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRONG

2. Những khó khăn mà Côngty gặp phải trong hoạt động nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị giao thông vận tải:

móc, vật tư thiết bị giao thông vận tải:

2.1. Những khó khăn chung:

Về thị trường trong nước:

Cơ chế thị trường đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những khó khăn tất yếu cho các doanh nghiệp quốc dân. Doanh nghiệp nào nhanh nhạy, kinh doanh linh hoạt, mặt hạng ít bị cạnh tranh thì sẽ tận dụng được những khó khăn này để tạo đà phát triển kinh doanh cho mình. Do mặt hàng của Công ty mang tính cạnh tranh cao nên hiện nay Công ty đang gặp khó khăn sau:

Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp Nhà nước mà cả với các doanh nghiệp tư nhân. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Công ty như nhựa đường, săm lốp, máy thi công công trình . . . không phải là độc quyền nữa mà chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty cùng và ngoài ngành đã tạo ra hoạt động kinh doanh chồng chéo giữa các đơn vị cũng như cạnh tranh với nhau nhằm thu lợi nhuận cho mình. Các doanh nghiệp sản xuất lớn, các đơn vị liên doanh, các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp hợp thành một hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống này ngày càng lớn mạnh và phúc tạp.

Như vậy Công ty phải đối mặt với một thực tế nảy sinh là vừa mất bạn hàng nước ngoài và trong nước vừa bị các sản phẩm của họ cạnh tranh. Các doanh nghiệp sản xuất lớn, các đơn vị liên doanh, các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp hợp thành một hệ thống cạnh tranh mạnh mẽ, ảnh hưởng tời bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào trong đó có cả Công ty Xây dựng và Thương mại, và đây cũng là vấn đề có thể nói là khó khăn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.

- Hàng hoá nhiều, phong phú, đa dạng về chủng loại

Do vậy, trên thị trường ít khi có tình trạng khan hiếm về hàng hoá. Nếu thiếu thì ngaylập tức hàng hoá sẽ được sản xuất ra hoặc được nhập từ nước ngoài về để lấp đầy những khan hiếm đó. Tuy nhiên, không phải nhu cầu đã hết nên hàng hoá dư thừa trên thị trường mà nó chỉ có thể gặp được hàng hoá giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Công ty nhập khẩu hàng về phải đảm bảo là có thể bán được đặc biệt nếu là máy móc, thiết bị thì tính rủi ro trong kinh doanh là rất cao, chi phí bỏ ra quá lớn nên Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu vừa có thể đảm bảo được kinh doanh có lãi là rất cần thiết và quan trọng đối với Công ty.

Mặt khác, do hàng hoá đa dạng về chủng loại sản phẩm thay thế nhiều đã làm nâng cao mức độ thoả mãn nhu câù và tạo ra nhu cầu đáp ứng. Việc nắm chắc chủng loại hàng hoá của Công ty là rất khó khăn nhiều khi dẫn đến hiểu lầm. Việc kiểm soát toàn bộ mức giá của toàn bộ mặt hàng kinh doanh và sự biến động từng ngày, từng giờ của nó theo nhu cầu thị trường là không phải dễ dàng đối với doanh nghiệp Nhà nước như Công ty là phải chịu sự áp đặt về giá cả của uỷ ban vật giá của Nhà nước.

Trên thị trường còn xuất hiện một số hàng hoá từ “chợ đen” đó là hàng nhập lậu, hàng không nộp thuế nhập khẩu đòi hỏi Công ty phải có sự hiểu biết về sâu sắc về thị trường, nhanh chóng nắm bắt được giá cả, số lượng các mặt hàng để tính toán chu kỳ, thời gian chờ đợi nhập khẩu loại hàng này. Vấn đề này khó có thể giải quyết ngay trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.

* Về thị trường nước ngoài:

Việc chuyển đổi cơ chế cùng với việc chấm dứt cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Việt nam đã tạo điều kiện cũng như buộc các doanh nghiệp như Công ty xuất nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị phải có những thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, cơ chế mới để có thể tiếp tục tồn tại ,phát triển va vươn xa hơn nữa,thiết lập mối quan hệ với các nước phát triển trên thế giới.Bạn hàng nước ngoài có rất nhiều kinh nghiệm bài bản trong kinh doanh nên việc tìm hiểu tập quán thương mại,khả năng kinh doanh của họ rất khó.Nhưng không thể để thua thiệt và thấp kém so với các bạn hàng nước ngoài,Công ty muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì cần phải tìm thêm bạn hàng mới cũng có nghĩa là chấp nhận và phải khắc phục những khó khăn trên.

*Về chính sách nhà nước

Hiện nay công tác nhập khẩu đang gặp phải những khó khăn từ phía Nhà nước về quan điểm ,phương hướng, chính sách.Các phương hướng chímh sách không ổn định ,luôn thay đổi đã gây khó khăn lớn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra,Nhà nước cho phép các đơn vị sản xuất kinh doanh được phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã làm giảm vai trò cũng như sự cần thiết của các đơn vị xuất nhập khẩu chuyên môn như Công ty xây dựng và Thương mại.

Các doanh nghiệp được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp,do vậy họ sẽ tự giao dịch với bạn hàng nước ngoài đẻ mua hàng đưa vào phục vụ cho kinh doanh của họ,không phải qua đơn vị xuất nhập khẩu trung gian nữa.Do đó công ty vừa bị giảm lượng khách hàng ,lại vừa bị cạnh tranh .Ngoài ra Công ty còn bị cạnh tranh bởi các Côngty trách nhiệm hữu hạn ,đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh đối với các doanh nghiệp Nhà nước bởi họ tự làm,tự chịu trách nhiệm ,cơ cấu tổ chức gọn gàng ,cumh cách làm ăn linh hoạt ,đôi khi còn tránh lậu thuế.Trong thời gian trước mắt để ổn định và cạnh tranhn với hàng loạt doanh nghiệp nói trên

,Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định mang tính quyết định trên thương trường.

*Về chính sách thuế của Nhà nước:

Nhà nước nhiều lần tăng thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn do đó làm giảm tiền lãi hoặc làm tăng giá bán dẫn đến hàng hoá bị ứ đọng nhiều. Nguyên nhân này đã làm hạn chế nhiều mặt hàng nhập khẩu của Công ty. Cơ chế xuất nhập khẩu của Nhà nước ta vẫn còn một số vấn đề nan giải mà rất nhiều các đơn vị cần quan tâm là yêu cầu giải quyết kịp thơì, đó là thủ tục hành chính trong kinh doanh xuất nhập khẩu còn rườm rà, còn cán bộ thì thiếu năng lực chuyên môn.

2.2. Những khó khăn riêng của Công ty:

* Những tồn tại trong quá trình nhập khẩu:

Trong những năm vừa qua, hoạt động nhập khẩu của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu của Công ty còn yếu, việc nắm bắt thông tin trên thị trường nước ngoài chưa hoàn thiện và đầy đủ. Công tác dự báo nhu cầu, xác định nhu cầu của thị trường còn chưa thực sự bám sát, nhạy bén để đưa ra chiến lược thích hợp. Hoạt động mở rộng thị trường còn chậm, chưa tích cực nghiên cứu các thị trường tiềm năng ở các nước có nền công nghiệp phát triển về máy móc thiết bị như: Mỹ, úc, Pháp . . .

Một khó khăn lớn nữa của Công ty trong hoạt động nhập khẩu là tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhập khẩu. Về vốn ngân sách, thực chất là Nhà nước cho Công ty “thuê vốn”, Công ty được tự do sử dụng trên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp nhưng vốn này thường được cấp ít, “nhỏ giọt”. Về vốn tự có của Công ty chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vốn kinh doanh. Công ty phải tạo vốn bằng cách vay Ngân hàng nhưng lãi suất vay Ngân hàng còn quá cao, riêng việc trả lãi suất Ngân hàng đã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số chi phí kinh doanh. Khó khăn này còn suất phát từ việc ứ đọng hàng hoá nhập khẩu do tiêu thụ chậm dẫn đến ứ đọng vốn.

* Về tổ chức quản lý của Công ty:

Công ty có một bộ máy tổ khá phức tạp, công tác điều hành còn hạn chế, thiếu khoa học. Sự phân cấp quá nhiều quyền hạn không ràng buộc trách nhiệm cho đơn vị thành

sự kiểm soát các hoạt động, buông lỏng quản lý kinh tế, khi cần tập trung vốn thì không thực hiện được. Công ty vẫn còn thiếu những cán bộ có kinh nghiệm, thực sự giỏi kinh doanh và quản lý kinh tế. Trình độ ngoại ngữ và chuyên môn chung của toàn Công ty vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

NHẬP KHẨU MÁY MÓC VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢICỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI (TRAENCO) CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI (TRAENCO)

Một phần của tài liệu NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w