0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Gợi ý giải pháp:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 62 -82 )

2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:

3.2.2. Gợi ý giải pháp:

* Tiêu chí định lượng phân loại hộ/trang trại: Các tiêu chí phân loại hộ/trang trại của ngành chăn nuôi hiện nay đã không còn phù hợp cần phải có tiêu chí mới phù hợp hơn để chỉ thị đặc trưng của trang trại và thể hiện sự khác biệt so với nông hộ.

* Đối với việc phát triển quy mô đàn:

- Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung (theo Thông tư hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại số 61/2000/TT/BNN-KH ngày 06/06/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn): Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cần sớm xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cụ thể cho từng địa bàn trong tỉnh Khuyến khích chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Hình thức chăn nuôi tập trung, liên kết nhiều trang trại sẽ thuận lợi hơn trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, hệ thống kênh mương, xử

lý môi trường trong chăn nuôi...), áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến một cách đồng bộ, thực hiện chăn nuôi theo chu trình khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, dễ

dàng khống chế dịch bệnh… tạo điều kiện cho chủ trang trại yên tâm phát triển quy mô

đàn.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trang trại: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở

để chủ hộ/trang trại tiếp cận - ứng dụng thành quả nghiên cứu của dự án Khí sinh học vào sản xuất. Hỗ trợ nông dân xây dựng công trình khí sinh học tương ứng với qui mô chăn nuôi để giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm đạt tiêu chuẩn quy định về cấp giấy chứng nhận trang trại. Khi được cấp giấy chứng nhận trang trại sẽ có điều kiện hưởng

được những chính sách ưu đãi trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho họ

yên tâm tăng quy mô đàn.

- Nâng cao chất lượng con giống: chất lượng con giống là yếu tố tiên quyết trong phát triển đàn gia súc, quyết định sự thành công trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói riêng. Chủ trang trại không thể phát triển quy mô đàn nếu không tìm được con giống chất lượng cao.Vì thế việc quản lý, nâng cao chất lượng con giống là công tác cấp bách cần được triển khai thực hiện. Trước mắt, tiếp tục đầu tư cơ sở

vật chất – kỹ thuật để Trung tâm giống gia súc – gia cầm tỉnh hoàn thiện hệ thống quản lý con giống. Đảm bảo thực hiện Chương trình giống và nuôi giữ giống gốc để chọn lọc, đánh giá và bình tuyển giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống heo trên

địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở này phải có sổ sách theo dõi - quản lý lưu giữ số liệu về con giống, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý con giống.

- Thực hành quy trình chăn nuôi tốt: Hướng dẫn trang trại/người chăn nuôi thực hành Quy trình "Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn (VIETGAHP)" ban hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

* Đối với việc tăng cường vốn đầu tư tài sản cố định, thay đổi công nghệ:

-Đảm bảo chủ trang trại chăn nuôi được vay vốn tại các tổ chức tín dụng (hệ

thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách... ) để đầu tư sản xuất kinh doanh bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại và Quyết định số

312/2003/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bổ sung về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số

02/2003/NQ-CP của Chính phủ. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ

trợ phát triển quy định tại Quyết định số 02/2000/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Tạo

điều kiện cho trang trại tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức, tăng tỉ lệ vốn vay chính thức trong cơ cấu vốn vay đầu tư phát triển sản xuất của trang trại.

- Phòng chính sách của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ trang trại xây dựng dự án khả thi để vay vốn đầu tư thuộc các chương trình dự án (chương trình giải quyết việc làm, chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia...).

- Tăng cường mức hỗ trợ cho trang trại nuôi heo sinh sản từ 50% lãi suất tiền vay ngân hàng trong 2 năm (đối với phần chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại đúng quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp) lên 3 năm. Thời gian vay vốn từ 10 – 15 năm.

* Đối với kiến thức nông nghiệp: Đào tạo nâng cao tri thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho chủ trang trại để họ có thể quản lý tốt trang trại của mình. Hoạt động khuyến nông là cách tốt nhất để thực hiện điều này.

- Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, năng lực thị trường và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là về Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm:

Đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về giống vật nuôi, biện pháp giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, xúc tiến thương mại. Từ đó xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo và các chương trình tập huấn kỹ năng (quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật, tin học…) cho chủ trang trại. Đưa nội dung đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại vào chương trình khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia vềđào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn.

- Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hổ trợ phát triển nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệđể áp dụng vào trang trại.

- Hiện nay hoạt động khuyến nông cho trang trại chưa được chú trọng đúng mức, mặc dù hàng năm có tổ chức một số lớp tập huấn chuyên đề trang trại nhưng chủ

yếu chỉ để phổ biến chính sách, quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận trang trại. Các nội dung khác liên quan đến nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản lý…hầu như chưa được đề cập đến. Do vậy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần sớm hình thành bộ phận chuyên trách công tác khuyến nông phát triển trang trại và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông đến tận xã - ấp. Phát huy thành quả của Dự án Tăng cường năng lực khuyến nông (2007 – 2009), duy trì hoạt động mạng lưới khuyến nông viên xã phục vụ phát triển kinh tế

trang trại.

- Tổ chức nghiên cứu, dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Xây dựng kênh cung cấp thông tin thị trường giúp trang trại định hướng sản xuất theo thị trường. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

* Các giải pháp khác:

- Trong điều kiện nguồn lực cho phép (vốn, đất đai, lao động, kiến thức nông nghiệp…) cần khuyến khích chủ trang trại đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh

để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

- Tạo điều kiện cho trang trại, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên kết dưới nhiều hình thức: Gia tăng hình thức hợp đồng hai chiều, nhất là khâu cung

ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm mà Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã cho cơ chế. Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các trang trại trong khâu sơ chế nông sản để nâng sức cạnh tranh, tránh bị ép giá, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến các hình thức liên kết như các tổ, nhóm liên kết sản xuất, hợp tác xã.

- Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp thường hay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, vì vậy cần khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro về giá nông sản, dịch bệnh cho chủ trang trại theo nguyên tắc thỏa thuận, tự

KẾT LUẬN

Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam cũng nhưở Bến Tre phù hợp với qui luật phát triển mà các nhà khoa học – kinh tế đã đúc kết, phù hợp với xu thế

phát triển trang trại trên thế giới, phù hợp với xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cơ sở lý luận mà đề tài đã đề cập cũng như kết quả thống kê mô tả và phân tích đánh giá số liệu điều tra cho thấy hiệu quả và vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân.

Tuy nhiên, để trang trại thực sự phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là tiên phong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn cần phải có quan

điểm và chính sách thích hợp. Chính phủ cần có những chính sách đồng bộđể tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát huy tiềm năng, nguồn lực sẳn có. Ủy ban nhân dân các

địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo trang trại quyền được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện nghĩa vụđối với nhà nước.

Kinh tế trang trại là nhân tố mới để phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đối với ngành chăn nuôi việc phát triển bền vững mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung là xu thế tất yếu khi nước ta chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, hơn lúc nào hết, Nhà nước cần tiếp sức cho khu vực kinh tế này. Những chính sách thông thoáng, phù hợp về vốn, đầu tư, thị trường... cho chăn nuôi trang trại sẽ là những giải pháp thiết thực, là nguồn lực để ngành chăn nuôi nước ta nói

chung và ngành chăn nuôi tỉnh Bến Tre nói riêng vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 ngày 10 tháng 4 năm 2006.

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu phân tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO.

3-Cục Thống kê Bến Tre (2007), Niên giám thống kê năm 2007.

4- Damodar N. Gujarati, Kinh tế lượng cơ sở, Hào Thi và Thục Đoan dịch 5- GSO (2001), Báo cáo kết quảđiều tra nông thôn năm 2001.

6- GSO (2007), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006.

7-Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê. 8- Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học, Tạp chí kinh tế

phát triển, số tháng 9/2005.

9- Đinh Phi Hổ, Lê Thị Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006) Kinh tế phát triển - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê.

10-Võ Thị Thanh Hương (2007), Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương-Hiệu quả kinh tế

và giải pháp phát triển.

11-Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam – Thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn – Từ Viễn cảnh tới Hành động.

12-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại.

13-Trần Trác (chủ biên) (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 14-Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2007), ảnh hưởng của việc gia nhập tổ

chức thương mại thế giới (WTO) đối với nền kinh tế Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ

Chí Minh.

15-Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2008.

16-www.agroviet.gov.vn 17-www.bentre.gov.vn

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH

Tóm tắt kết quả mô hình - Model Summary

Model R R Square R Square Adjusted Std. Error of the Estimate

1 .875a .766 .764 .36700 2 .904b .817 .815 .32529 3 .908c .825 .822 .31905 4 .912d .832 .828 .31324 5 .915e .837 .832 .30951 Hệ số hồi quy của các biến độc lập - Coefficients Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics

Mo del B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF 5 (Constant) 3.016 .141 21.454 .000 Ln qui mô đàn .530 .036 .685 14.766 .000 .462 2.167 Ln vốn cốđịnh .281 .039 .298 7.119 .000 .567 1.763 Ln KTNN .116 .041 .093 2.829 .005 .923 1.083 Phân loại hộ/tr. trại -.142 .053 -.097 -2.692 .008 .770 1.299 Loại hình sản xuất .113 .050 .073 2.236 .027 .932 1.073 Coefficient Correlationsa

Model lnqmd lnvcd lnKTNN phan loai loaihinhsanxuat

lnqmd 1.000 -.592 -.106 -.365 -.206

lnvcd -.592 1.000 -.070 .007 .072

lnKTNN -.106 -.070 1.000 -.058 -.069

phan loai ho/trang trai -.365 .007 -.058 1.000 .012 Correlations

loaihinhsanxuat -.206 .072 -.069 .012 1.000

lnqmd .001 .000 .000 .000 .000

lnvcd .000 .002 .000 1.393E-5 .000

lnKTNN .000 .000 .002 .000 .000

phan loai ho/trang trai .000 1.393E-5 .000 .003 3.195E-5 5

Covariances

PHỤ LỤC 2

Đồ thị 1. Mối tương quan giữa thu nhập (doanh thu) và qui mô đàn

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM

Đề tài:

Mt s gii pháp phát trin

kinh tế trang tri tnh Bến Tre

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

NÔNG HỘ, TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỈNH BẾN TRE NĂM 2008 Mẫu điều tra số:_________; Ngày____/____/2007 Huyện:___________________________________ Xó/Thị trấn:_______________________________ Ấp:______________________________________ Dạng hộ: Trang trại Nụng hộ

(Đánh dấu x vào dạng hộ/trang trại được phỏng vấn) Họ và tên Điều tra viên______________________

BẢNG CÂU HỎI

Ngày phỏng vấn: ____________

Tên chủ hộ / trang trại: _____________________________ † Nam † Nữ

Tuổi: ____________________

Địa chỉ: ___________________

Điện thoại: _________________

PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG

Câu 1. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ hộ / trang trại:

Lớp_____________________________________________________________________

Câu 2. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ chuyên môn của chủ hộ/trang trại:

Chưa qua đào tạo †

Sơ cấp †

Trung cấp, cao đẳng †

Đại học trởlên †

Câu 3. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết số năm hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại:______năm

Lưu ý đối vi điu tra viên:

- Đối với nông hộ chỉ hỏi câu hỏi 4a.

- Đối với trang trại hỏi cả câu 4a, 4b, 4c; câu 5a và 5b.

Câu 4a. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết loại hình hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại:

Trồng trọt †

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 62 -82 )

×