0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 45 -45 )

2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:

2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại:

2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát:

Với phương pháp chọn mẫu đủ lớn số liệu thu thập được có thểước lượng được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng trong loại hình trang trại chăn nuôi ở Bến Tre.

Số liệu được điều tra thu thập ở 36 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Thị Xã. Tổng số quan sát 170 hộ và trang trại, trong đó có 56 hộ và 114 trang trại.

Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính

Trong đó Tổng số quan sát Châu Thành Ch Lách M Cày Thị Xã Bến Tre Nông hộ 56 29 10 12 5 Trang trại 114 52 13 40 9 Số xã 36 18 3 10 5 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Qua số liệu thu thập được từ các mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi và trình độ

học vấn, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và nông hộ cho thấy:

-Về giới tính và độ tuổi có sự khác biệt không lớn giữa chủ trang trại và nông hộ. Tuy nhiên, chủ trang trại là nam chiếm tỉ lệ cao hơn 85,84% so với 80,70%. Độ

tuổi bình quân của chủ trang trại là 48, nông hộ là 47. Với độ tuổi này chủ trang trại sẽ

còn đủ sức khỏe và năng lực để quản lý trang trại cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thông tin và kinh tế thị trường.

-Trình độ học vấn bình quân, trình độ chuyên môn của chủ trang trại cao hơn so với chủ nông hộ. Trình độ học vấn bình quân của chủ nông hộ là 7,75/12 trong khi đó trình độ học vấn bình quân của chủ trang trại là 8/12. Tỉ lệ chủ trang trại có trình độ

chuyên môn từ sơ cấp trở lên là 14,04% cao hơn 1,54% so với chủ nông hộ, trong đó chỉ có 1,75% chủ trang trại có trình độ từđại học trở lên. Số liệu này cho thấy trình độ

chuyên môn của nông dân và chủ trang trại ở Bến Tre còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế

theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô trang trại lớn lên nếu không

đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi. Trình độ thấp cũng là rào cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất.

Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nông hộ Trang trại

1 Giới tính Nam % 80,70 85,84 Nữ % 14,16 19,30 2 Độ tuổi Bình quân 47 48 3 Trình độ học vấn Bình quân 7,8 8 4 Trình độ chuyên môn Chưa đào tạo % 87.50% 85.96% Sơ cấp trở lên, trong đó: % 12.50% 14.04% Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Kết quả thống kê mô tả số liệu điều tra cho thấy những chỉ tiêu phản ánh quy mô và nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của kinh tế trang trại lớn hơn nguồn lực đầu vào của kinh tế nông hộ.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ

Nông hộ Trang trại

Chỉ tiêu Giá trMin

nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Số lần Quy mô diện tích đất

nông nghiệp (ha) 0.30 6.60 3.41 0.30 28.80 8.35 2.45

Quy mô đàn (con) 25.00 97.00 27.11 20.00 450.00 91.74 3.38

Vốn đầu tư tài sản cố định (triệu đồng) 25.00 200.00 73.65 32.00 1200.00 184.41 2.50 Vốn đầu tư máy móc thiết bị (triệu đồng) 0.80 50.80 4.09 0.80 87.60 8.91 2.18 Lao động gia đình (người) 1.00 5.00 2.14 1.00 6.00 2.44 1.14 Lao động thuê thường xuyên (người) 1.00 1.00 1.00 1.00 3.00 1.42 1.42 Lao động thuê thời vụ (người) 1.00 6.00 3.10 1.00 12.00 3.61 1.17 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 * Quy mô diện tích đất nông nghiệp:

- Yêu cầu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên trang trại chăn nuôi – kinh doanh tổng hợp so với nông hộ, do vậy sự chênh lệch diện tích giữa nông hộ và trang trại không lớn lắm và cũng không phải là yếu tố quyết định. Kết quả số liệu khảo sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của trang trại là 8,35ha, cao hơn gấp 2,45 lần so với bình quân diện tích đất của nông hộ 3,4ha. Trang trại có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là 28,8ha, thấp nhất là 0,3ha.

- Đa số diện tích đất nông nghiệp của trang trại/nông hộ điều tra đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Có 95,29% hộ và trang trại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và 4,71% còn lại đang chờ cấp. Điều này là một trong những yếu tố thuận lợi cho các nông hộ và trang trại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ khu vực ngân hàng đểđầu tư phát triển sản xuất.

* Quy mô đàn heo: Quy mô đàn là đối tượng khảo sát chính của nghiên cứu, số

liệu điều tra cho thấy bình quân quy mô đàn heo là 91,74 con cao hơn 3,38 lần so với bình quân quy mô đàn của nông hộ là 27,11 con. Bình quân quy mô đàn (theo báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT) của trang trại tỉnh Bến Tre là 76con/trang trại.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ/trang trại ( chiếm tỉ lệ 89,64%) không có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi trong thời gian tới. Nguyên nhân là do giá thành sản phẩm chăn nuôi cao không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thịt ngoại; giá cả không ổn định, thiếu thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi không đồng bộ, không xử lý được ô nhiễm môi trường, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, khả năng quản lý, kiến thức kinh tế thị trường hạn chế không phù hợp với chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.

* Vốn đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư cốđịnh bình quân của trang trại là 184, 41 triệu đồng cao hơn 2,50 lần so với vốn đầu tư cốđịnh bình quân của nông hộ là 73,65 triệu đồng. Mức vốn

đầu tư cao nhất của trang trại là 1.200 triệu đồng cao gấp 6 lần so với mức đầu tư cao nhất của nông hộ. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy đa số trang trại chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư cải tiến hệ thống chuồng trại, thay đổi đàn giống nền,

đầu tư máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định, lãi suất tiền vay biến động, thiếu tài sản thế chấp ...

- Phần lớn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ là từ nguồn vốn tự có (61,40%) trong khi đó có 58,41% chủ trang trại vay vốn để mở rộng sản xuất. Khoảng 52,20%

trong tổng số trang trại vay vốn từ thị trường chính thức, 6,19% vay từ thân nhân hoặc từ thị trường tín dụng không chính thức. Mức vay bình quân là 61,78 triệu đồng, mức vay cao nhất là 400 triệu đồng. Về những khó khăn gặp phải khi vay tiền từ ngân hàng, tổ chức tín dụng: có 15,40% cho rằng thời gian vay ngắn, phải có tài sản thế chấp trong khi đất nông nghiệp được định giá thấp nên không thể vay với số lượng lớn được. Khoảng 20,48% ý kiến cho biết lãi suất vay cao. Tuy nhiên, đa số chủ trang trại cho rằng từ năm 2008 trở đi việc vay vốn sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa do lãi suất quá cao, ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà và thời gian thẩm định kéo dài.

- Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của trang trại là 8,91 triệu đồng cao hơn 2,218 lần so với vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của nông hộ. Chủ

yếu đầu tư máy bơm nước (96,46% trang trại) và tàu thuyền vận tải hàng hóa (13,27% trang trại), bình phun thuốc có động cơ, máy phát điện và máy chế biến thức ăn gia súc chiếm tỉ lệ tương ứng là 2,65%; 1,77% và 2,65%. Số liệu này cho thấy việc sử dụng máy móc để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng hiệu quả sản xuất chưa được áp dụng rộng rãi trong trang trại tỉnh Bến Tre.

Bảng 2.6. Thiết bị sử dụng trong trang trại/nông hộ

Trang trại Nông hộ Loại thiết bị Số lượng Tỉ lệ lượSng Tỉ lệ Máy kéo nhỏ 3 2.63% 1 1.79% Ô tô vận tải 2 3.57% Máy phát điện 2 1.75% Bình phun có động cơ 3 2.63% 2 3.57% Máy bơm nước 109 95.61% 52 92.86% Máy chế biến thức ăn gia súc 3 2.63% 1 1.79% Tàu thuyền vận tải 15 13.16% 2 3.57% Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

* Lao động:

- Lao động gia đình và lao động thuê thường xuyên có sự chênh lệch không lớn giữa trang trại và nông hộ. Số trang trại có thuê mướn lao động thường xuyên là 26/114 trang trại, chiếm tỉ lệ 22,81%. Số nông hộ có thuê mướn lao động thường xuyên là 3/56 nông hộ chiếm tỉ lệ 5,36%. Bình quân lao động thuê thường xuyên ở trang trại là 1,42 người, trong khi đó ở nông hộ là 1 người. Điều này cho thấy trong lĩnh vực chăn nuôi cả kinh tế trang trại và kinh tế hộ chủ yếu là tận dụng sức lao động của gia đình. Trang trại và nông hộđều không ký hợp đồng khi thuê mướn lao động.

- Số trang trại có thuê mướn lao động thời vụ là 53 trang trại, chiếm tỉ lệ

46,49%. Lao động thuê mướn thời vụ bình quân của trang trại là 3,61 người. Số lao

động thuê mướn thời vụ cao nhất là 12 người. Có 22 nông hộ trong tổng số nông hộ điều tra có thuê mướn lao động thời vụ, chiếm tỉ lệ 39,29%. Số lao động thuê mướn cao nhất là 6 lao động. Đa số trang trại và lao động không gặp khó khăn khi thuê mướn lao động.

- Về trình độ chuyên môn của lao động thuê mướn: lực lượng lao động làm thuê chủ yếu là lao động phổ thông, không qua đào tạo.

Qua kết quả phân tích thống kê sơ bộ về mẫu điều tra ta nhận thấy quy mô đất

đai, quy mô đàn, vốn đầu tư cốđịnh – máy móc thiết bị, vốn vay sản xuất kinh doanh và lao động thuê mướn để phục vụ cho sản xuất – kinh doanh của khu vực trang trại

đều cao hơn nông hộ.

* Về kiến thức nông nghiệp:

- Kết quảđiều tra cho thấy kiến thức nông nghiệp của chủ trang trại và nông hộ

chủ yếu là do tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm hoặc học hỏi từ bạn bè, nông dân khác trong vùng. Phương tiện truyền thông đại chúng và các công ty kinh doanh vật tư – sản phẩm nông nghiệp cũng là kênh quan trọng trong việc thu thập, tích lũy kiến thức

kỹ thuật nông nghiệp của nông dân. Cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cũng chiếm tỉ lệ 53,85% trong nguồn thu thập thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đa số nông dân cho rằng họ ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với cán bộ

khuyến nông và khuyến nông viên, do mạng lưới khuyến nông viên ở tỉnh Bến Tre chỉ

mới được hình thành từ giữa năm 2007. 66.67% 12.82% 12.82% 53.85% 15.38% 69.23% 51.28% 51.28% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Tự học hỏi Các đoàn thể, tổ chức Cán bộ nông nghiệp Cán bộ khuyến nông Các điểm trình diễn Bạn bè, nông dân trong vùng Phương tiện truyền thông đại

chúng

Công ty kinh doanh vật tư-sản phẩm nông nghiệp

Đồ thị 2.2. Nguồn thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp của trang trại/nông hộ

- Đa số chủ trang trại và nông hộ (73,82%) nhận thấy các thông tin, kỹ thuật sản xuất mới có ích cho quá trình sản xuất của họ. Tuy nhiên mức độ áp dụng thông tin kỹ

thuật được khuyến cáo chỉ đạt 45,27%, chủ yếu do thiếu vốn đầu tư. Các kiến thức về

kinh tế, thị trường và chính sách trong nông nghiệp là những vấn đề mà đa số trang trại còn vướng mắc cần được bổ sung.

- Khoảng 10% trang trại có truy cập Internet để tìm hiểu thông tin nông nghiệp - thị trường. Hầu hết các trang trại đều không có trang thông tin điện tử (Website) và không giao dịch thương mại điện tử.

* Về tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh, thông qua hệ thống thu mua của thương lái địa phương. Trên 90% nông hộ, trang trại được hỏi cho biết họ rất muốn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản để tránh rủi ro khi giá cả biến động và ổn định thu nhập.

* Liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh:

Hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh như thành lập tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã chăn nuôi hiện chưa phát triển ở Bến Tre. Số liệu thu thập được cho thấy cả

chủ trang trại lẫn nông hộđều quan tâm nhưng lại chưa có biện pháp thực hiện vấn đề

này.

2.2.2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại và nông hộ:

Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộđược thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế của trang trại so với nông hộ

Chăn nuôi Chỉ tiêu Cách tính Trang tri Nông h S ln 1-Tổng doanh thu 855,03 327,35 2,61 2-Tổng chi phí 628,47 268,62 2,34 3-Lao động gia đình 21,87 19,45 1,12 4-Lợi nhuận [1-2] 241,46 94,85 2,55 5-Thu nhập gia đình [3+4] 263,32 114,30 2,30 6-Tỉ suất lợi nhuận [4/2] 35,15% 39,72% 0,88 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Theo tính toán doanh thu và lợi nhuận của trang trại chăn nuôi cao hơn 2,61 lần so với nông hộ. Lợi nhuận của trang trại cao hơn nông hộ là 2,34 lần. Thu nhập lao

động gia đình của trang trại cao hơn nông hộ 2,30 lần. Tuy nhiên, kết quả tính toán cho thấy tỉ suất lợi nhuận của trang trại thấp hơn nông hộ (35,15% so với 39,72%). Điều này có thểđược giải thích là do thời gian thu thập số liệu điều tra các tác nhân như tình hình kinh tế biến động, dịch bệnh xảy ra (giá thức ăn tăng, giá heo hạ, heo không xuất chuồng được do không có thị trường tiêu thụ…) làm cho lợi nhuận của trang trại giảm

xuống vì chí phí vốn cố định cao hơn. Tình trạng này dẫn đến kết quả là tỉ suất lợi nhuận của trang trại thấp hơn so với nông hộ, hay nói một cách khác kinh tế trang trại chăn nuôi ở Bến Tre chưa hiệu quả hơn kinh tế nông hộ. Vấn đề này sẽđược thảo luận sâu hơn trong phần phân tích kết quả hồi qui.

Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính bình quân cho một trang trại)

Số liệu điều tra nông thôn 2006 Chỉ tiêu ĐVT Chung Bến Tre Tính toán từ dữ liệu thu thập Diện tích đất nông nghiệp sử dụng Ha 10,56 2,97 8,35

Qui mô đàn Con 76 91,74

Số lao động thuê mướn bình

quân Lao động 2,9 0,9 1,42

Vốn sản xuất kinh doanh Triệu

đồng

257,8 251 184,41

Kết quả sản xuất kinh doanh Triệu

đồng 292,6 191 241,57

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 và số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre, số liệu tính toán của GSO - Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006.

Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu điều tra cao hơn số liệu bình quân của trang trại tỉnh Bến Tre nhưng thấp hơn so với số liệu của cả nước từ 1,21 (Kết quả sản xuất kinh doanh) đến 2,04 lần (lao động thuê mướn bình quân).

2.3. Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp trong khu vực điều tra:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 45 -45 )

×