0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 61 -62 )

2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:

3.2.1. Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá:

- Về tiêu chí phân loại trang trại: kết quả thống kê mô tả, phân tích đánh giá số

liệu điều tra cho thấy tiêu chí phân loại trang trại chăn nuôi đã lạc hậu so với tình hình phát triển kinh tế nên không thể hiện được sự khác biệt giữa kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ.

-Về qui mô đàn: đây là yếu tố tác động chính đến thu nhập – lợi nhuận của trang trại chăn nuôi cần được quan tâm. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số trang trại/nông hộ không phát triển qui mô đàn là do e ngại thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn

định, nhiều rủi ro, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao không đủ sức cạnh tranh. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ không an tâm đầu tư phát triển qui mô đàn là chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để xử lý môi trường trong chăn nuôi

để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về khâu xử lý phân, nước thải, mùi như Nhà nước quy định.

- Vốn đầu tư: kết quảước lượng của mô hình cho thấy vốn đầu tư tài sản cốđịnh có tác động tích cực đến lợi nhuận – thu nhập của trang trại. Tuy nhiên, trang trại còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn do thủ tục rườm rà, thời gian vay vốn ngắn và lãi suất quá cao, khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp nhưng việc

định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế vì thế số vốn vay được thấp. Tỉ lệ trang trại được cấp giấy chứng nhập còn rất thấp (có 10,54% trang trại được cấp giấy chứng nhận trong tổng số các trang trại được điều tra so với tỉ lệ 8,22% của cả tỉnh) .

- Kiến thức nông nghiệp, trình độ quản lý và tay nghề của lao động: đa số chủ

trang trại là nông dân, trình độ quản lý - chuyên môn – tin học thấp (chỉ có 14,04% chủ

trang trại đã qua đào tạo tay nghề). Do vậy họ thường lúng túng trước cơ chế thị

trường, việc điều hành tổ chức sản xuất – kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên kết quả sản xuất chưa cao và thiếu bền vững. Lực lượng lao động làm thuê chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn.

- Thiếu quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại dẫn

đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tùy tiện, ảnh hưởng môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẾN TRE (Trang 61 -62 )

×