Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp phát triển Kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre (Trang 41)

2. 1.Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre:

2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre:

Nhìn chung do hệ thống canh tác chưa được đầu tư đồng bộ nên nền nông nghiệp của Tỉnh còn bấp bênh, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và chếđộ thủy văn, cũng như thị trường và giá cả. Mặt khác, do vị trí địa lý kinh tế của Tỉnh còn ở thế "cù lao", bị ngăn cách về giao thông thủy bộ, mức độ giao lưu chưa cao và việc huy động nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế. Nền kinh tế Tỉnh trong các năm gần đây phát triển tuy khá nhanh so với một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng chưa đủ

làm động lực phát triển cho những năm sắp tới. Bình quân đất nông nghiệp/người nông nghiệp là 1.486 m2, trong đó có 421 m2 đất cây hàng năm, 700 m2đất cây lâu năm, 298 m2 đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuộc vào loại thấp so với bình quân của vùng

đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, nhóm đất nông nghiệp còn khá lớn, chiếm tỷ

trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên (77%), tuy nhiên do mật độ dân số nông thôn cao nên các chỉ sốđất nông nghiệp/đầu người chỉ vào mức độ thấp.

Bảng 2.1 - Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003 - 2007 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) 2.973.327 3.044.436 3.225.278 3.289.405 3.365.479 Chỉ số phát triển % 105,85 102,39 105,94 101,99 102,31 Giá trị sản xuất chăn nuôi (triệu đồng) 503.718 549.910 601.602 646.096 657.441 Chỉ số phát triển % 111,93 109,317 109,40 107,40 101,76 Chiếm tỉ trọng % 16,94 18,06 18,65 19,64 19,53 Tổng đàn heo/tỉnh (con) 312.113 315.396 299.830 325.834 303.450 Chỉ số phát triển % 108,19% 101,05% 95,06% 108,67% 93,13% Xếp hạng trong khu vực Đồng bằng sụng Cửu Long 4/12 7/13 5/13 7/13 7/13

Nguồn: Niên giám thống kê, 2007, Cục thống kê Bến Tre, giá so sánh năm 1994

Kinh tế vườn (dừa, cây ăn trái) và kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản) là hai mũi nhọn của nông nghiệp Bến Tre. Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ

khá cao (6,05%/năm), chiếm bình quân 18,31% trong cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Các sản phẩm chính theo thứ tự là heo, đại gia súc và gia cầm. Các sản phẩm chăn nuôi quan trọng khác là dê và ong mật.

Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi truyền thống của nông dân tỉnh Bến Tre, tuy nhiên trong những năm gần đây khu vực chăn nuôi heo phát triển không ổn định, tốc

độ tăng trưởng bình quân thấp chỉđạt 1,22%/năm. Nguyên nhân chính là do giá cả biến

động – giá thức ăn tăng nhưng giá heo hơi lại giảm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; thị

trường đầu ra không ổn định, khả năng tiếp cận tìm kiếm thị trường kém, chất lượng thịt không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu; giá thành sản phẩm

cao, khả năng cạnh tranh kém… Chăn nuôi chưa có qui hoạch cụ thể nên phát triển thiếu ổn định, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư thích đáng, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập…Muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, giải quyết ô nhiễm môi trường cần phải đầu tư cải tạo cơ sở chăn nuôi cũ, xây dựng hệ

thống chuồng trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, thay đổi đàn giống nền…Vấn

đề là người chăn nuôi không đủ vốn đầu tư - việc tiếp cận với các nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách còn nhiều khó khăn, lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn, số lượng vốn vay chưa tương xứng với tài sản thế chấp…

2.2.Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre: 2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển:

* Theo kết quả tổng hợp từ cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001, căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số

69/2000/TTLB/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê toàn tỉnh có 637 trang trại. Trong đó có 2 trang trại cây lâu năm, 8 trang trại chăn nuôi và 627 trang trại nuôi trồng thủy sản. Tuy mới hình thành và phát triển, nhưng mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào việc sử

dụng vốn một cách có hiệu quả, tổng số vốn toàn tỉnh là 141 tỉ đồng. Vốn đầu tư bình quân một trang trại là 221,4 triệu đồng. Trang trại có vốn đầu tư cao nhất là 2,2 tỉđồng, thấp nhất là 50 triệu đồng. Trong năm 2001, mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị

sản lượng cho nền kinh tế là 84 tỉ, bình quân mỗi trang trại tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa là 128 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi trang trại 51,8 triệu đồng. Góp phần giải quyết việc làm cho 1.296 lao động.

* Để thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại Bến Tre từ

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ sản xuất nhỏ thành hộ sản xuất hàng hóa lớn làm tiền đề hình thành kinh tế trang trại; gắn việc phát triển nông nghiệp với việc giao đất, khoán rừng và phục hồi các ngành nghề truyền thống. Phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Ưu tiên phát triển trang trại theo đúng định hướng qui hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh, phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. * Từ ngày 18 tháng 3 năm 2004 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định số 943/2004/QĐUB Ban hành qui định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre đã ra văn bản về việc hướng dẫn các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp áp dụng cho kinh tế trang trại.

Đến đầu năm 2007 toàn tỉnh có 3.479 trang trại với tổng vốn đầu tư 873,1 tỷ đồng. Bình quân vốn đầu tư / trang trại: 250,96 triệu đồng. Tổng số trang trại được cấp chứng nhận trong toàn tỉnh là 286 trang trại, chiếm tỉ lệ 8,22%. Triển khai hỗ trợ các trang trại theo chính sách ưu đãi của tỉnh với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng. Nhìn chung, số hộđược cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến nay còn rất thấp so với thực tế sản xuất, chủ yếu do nông dân chưa thấy rõ lợi ích của việc được công nhận trang trại nên không tích cực lập hồ sơ đăng ký, một số trang trại chăn nuôi chưa có giải pháp hữu hiệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tỉnh đang rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích nông dân tập trung đầu tư phát triển sản xuất qui mô trang trại.

Bảng 2.2. Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007

Loại hình trang trại Chỉ tiêu

Trng trt Chăn nuôi Tng hp Thy sn

Số lượng trang trại 792 463 792 2205

Tỉ lệ tăng %(so với năm

2000) 396.00 57.88 3.52

Vốn đầu tư bình quân (triệu

đồng)

169,32 187,04 642,11 290,34

Lao động thường xuyên 2.585 1.223 75 7428

Lao động bình quân/trang trại

3.26 2.64 0.09 3.37

Qui mô đất (ha) 2,08 - 0,63 2,07

Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ

77,2 105 18,3 463,4

Thu nhập của trang trại (tỉ

đồng) 40,4 24,4 3,7 127,7

Bình quân thu nhập trang

trại (triệu đồng) 51,01 52,70 194,74 57,91

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế trang trại 2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Bến Tre

2.2.2. Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại: 2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát: 2.2.2.1. Phân tích sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát:

Với phương pháp chọn mẫu đủ lớn số liệu thu thập được có thểước lượng được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng trong loại hình trang trại chăn nuôi ở Bến Tre.

Số liệu được điều tra thu thập ở 36 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Thị Xã. Tổng số quan sát 170 hộ và trang trại, trong đó có 56 hộ và 114 trang trại.

Bảng 2.3. Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính

Trong đó Tổng số quan sát Châu Thành Chợ Lách Mỏ Cày Thị Xã Bến Tre Nông hộ 56 29 10 12 5 Trang trại 114 52 13 40 9 Số xã 36 18 3 10 5 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Qua số liệu thu thập được từ các mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi và trình độ

học vấn, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và nông hộ cho thấy:

-Về giới tính và độ tuổi có sự khác biệt không lớn giữa chủ trang trại và nông hộ. Tuy nhiên, chủ trang trại là nam chiếm tỉ lệ cao hơn 85,84% so với 80,70%. Độ

tuổi bình quân của chủ trang trại là 48, nông hộ là 47. Với độ tuổi này chủ trang trại sẽ

còn đủ sức khỏe và năng lực để quản lý trang trại cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thông tin và kinh tế thị trường.

-Trình độ học vấn bình quân, trình độ chuyên môn của chủ trang trại cao hơn so với chủ nông hộ. Trình độ học vấn bình quân của chủ nông hộ là 7,75/12 trong khi đó trình độ học vấn bình quân của chủ trang trại là 8/12. Tỉ lệ chủ trang trại có trình độ

chuyên môn từ sơ cấp trở lên là 14,04% cao hơn 1,54% so với chủ nông hộ, trong đó chỉ có 1,75% chủ trang trại có trình độ từđại học trở lên. Số liệu này cho thấy trình độ

chuyên môn của nông dân và chủ trang trại ở Bến Tre còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế

theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô trang trại lớn lên nếu không

đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi. Trình độ thấp cũng là rào cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất.

Bảng 2.4. Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nông hộ Trang trại

1 Giới tính Nam % 80,70 85,84 Nữ % 14,16 19,30 2 Độ tuổi Bình quân 47 48 3 Trình độ học vấn Bình quân 7,8 8 4 Trình độ chuyên môn Chưa đào tạo % 87.50% 85.96% Sơ cấp trở lên, trong đó: % 12.50% 14.04% Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Kết quả thống kê mô tả số liệu điều tra cho thấy những chỉ tiêu phản ánh quy mô và nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của kinh tế trang trại lớn hơn nguồn lực đầu vào của kinh tế nông hộ.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ

Nông hộ Trang trại

Chỉ tiêu Giá trMin ị

nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị bình quân Số lần Quy mô diện tích đất

nông nghiệp (ha) 0.30 6.60 3.41 0.30 28.80 8.35 2.45

Quy mô đàn (con) 25.00 97.00 27.11 20.00 450.00 91.74 3.38

Vốn đầu tư tài sản cố định (triệu đồng) 25.00 200.00 73.65 32.00 1200.00 184.41 2.50 Vốn đầu tư máy móc thiết bị (triệu đồng) 0.80 50.80 4.09 0.80 87.60 8.91 2.18 Lao động gia đình (người) 1.00 5.00 2.14 1.00 6.00 2.44 1.14 Lao động thuê thường xuyên (người) 1.00 1.00 1.00 1.00 3.00 1.42 1.42 Lao động thuê thời vụ (người) 1.00 6.00 3.10 1.00 12.00 3.61 1.17 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 * Quy mô diện tích đất nông nghiệp:

- Yêu cầu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên trang trại chăn nuôi – kinh doanh tổng hợp so với nông hộ, do vậy sự chênh lệch diện tích giữa nông hộ và trang trại không lớn lắm và cũng không phải là yếu tố quyết định. Kết quả số liệu khảo sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của trang trại là 8,35ha, cao hơn gấp 2,45 lần so với bình quân diện tích đất của nông hộ 3,4ha. Trang trại có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là 28,8ha, thấp nhất là 0,3ha.

- Đa số diện tích đất nông nghiệp của trang trại/nông hộ điều tra đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Có 95,29% hộ và trang trại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và 4,71% còn lại đang chờ cấp. Điều này là một trong những yếu tố thuận lợi cho các nông hộ và trang trại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ khu vực ngân hàng đểđầu tư phát triển sản xuất.

* Quy mô đàn heo: Quy mô đàn là đối tượng khảo sát chính của nghiên cứu, số

liệu điều tra cho thấy bình quân quy mô đàn heo là 91,74 con cao hơn 3,38 lần so với bình quân quy mô đàn của nông hộ là 27,11 con. Bình quân quy mô đàn (theo báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT) của trang trại tỉnh Bến Tre là 76con/trang trại.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ/trang trại ( chiếm tỉ lệ 89,64%) không có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi trong thời gian tới. Nguyên nhân là do giá thành sản phẩm chăn nuôi cao không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thịt ngoại; giá cả không ổn định, thiếu thị trường tiêu thụ; cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi không đồng bộ, không xử lý được ô nhiễm môi trường, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, khả năng quản lý, kiến thức kinh tế thị trường hạn chế không phù hợp với chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn.

* Vốn đầu tư:

- Tổng vốn đầu tư cốđịnh bình quân của trang trại là 184, 41 triệu đồng cao hơn 2,50 lần so với vốn đầu tư cốđịnh bình quân của nông hộ là 73,65 triệu đồng. Mức vốn

đầu tư cao nhất của trang trại là 1.200 triệu đồng cao gấp 6 lần so với mức đầu tư cao nhất của nông hộ. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy đa số trang trại chăn nuôi chưa mạnh dạn đầu tư cải tiến hệ thống chuồng trại, thay đổi đàn giống nền,

đầu tư máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường không ổn định, lãi suất tiền vay biến động, thiếu tài sản thế chấp ...

- Phần lớn vốn đầu tư sản xuất của nông hộ là từ nguồn vốn tự có (61,40%) trong khi đó có 58,41% chủ trang trại vay vốn để mở rộng sản xuất. Khoảng 52,20%

trong tổng số trang trại vay vốn từ thị trường chính thức, 6,19% vay từ thân nhân hoặc từ thị trường tín dụng không chính thức. Mức vay bình quân là 61,78 triệu đồng, mức vay cao nhất là 400 triệu đồng. Về những khó khăn gặp phải khi vay tiền từ ngân hàng, tổ chức tín dụng: có 15,40% cho rằng thời gian vay ngắn, phải có tài sản thế chấp trong khi đất nông nghiệp được định giá thấp nên không thể vay với số lượng lớn được. Khoảng 20,48% ý kiến cho biết lãi suất vay cao. Tuy nhiên, đa số chủ trang trại cho rằng từ năm 2008 trở đi việc vay vốn sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa do lãi suất quá cao, ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà và thời gian thẩm định kéo dài.

- Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của trang trại là 8,91 triệu đồng cao hơn 2,218 lần so với vốn đầu tư cho máy móc thiết bị bình quân của nông hộ. Chủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Một số giải pháp phát triển Kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)