Mối quan hệ và ảnh h−ởng của cán cân th−ơng mại đối với các biến số kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam (Trang 159 - 160)

X- Xuất khẩu, M Nhập khẩu

1.1.2. Mối quan hệ và ảnh h−ởng của cán cân th−ơng mại đối với các biến số kinh tế vĩ mô

các biến số kinh tế vĩ mô

Thứ nhất, cán cân th−ơng mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Chẳng hạn, nếu một n−ớc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh h−ớng v−ợt cầu trên thị tr−ờng hối đoái nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và nh− vậy, có thể suy đoán rằng đồng tiền n−ớc đó sẽ bị sức ép giảm giá so với các đồng tiền khác. Ng−ợc lại, nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đồng tiền của quốc gia đó có khuynh h−ớng tăng giá.

Thứ hai, cán cân th−ơng mại phản ảnh khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng quốc tế của một quốc gia. Giả định nh− một quốc gia bị thâm hụt

3

Nhập khẩu mang tính cạnh tranh là nhập khẩu các sản phẩm trung gian để tạo ra sản phẩm bán ở thị tr−ờng khác (sản phẩm trung gian ở đây đ−ợc hiểu là t− liệu sản xuất). Nhập khẩu phi cạnh tranh là nhập khẩu sản phẩm cuối cùng (hàng hoá tiêu dùng). Xem: Ngân hàng thế giới: Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông á, NXB CTQG, Hà Nội, tr. 501.

th−ơng mại nhiều năm liền, dữ liệu này báo hiệu các ngành sản xuất trong n−ớc thiếu khả năng cạnh tranh quốc tế. Có nghĩa là tăng tr−ởng xuất khẩu không thể bù đắp đ−ợc khoản nhập khẩu. Và ng−ợc lại, thặng d− cán cân th−ơng mại, có nghĩa là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, phản ánh khả năng cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu trên thị tr−ờng quốc tế.

Thứ ba, tình trạng của cán cân th−ơng mại phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ n−ớc ngoài, do đó có ảnh h−ởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Thâm hụt hay thặng d− cán cân th−ơng mại thể hiện mức độ thâm hụt hay thặng d− của cán cân tài khoản vãng lai.

Thứ t−, cán cân th−ơng mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu t− và thu nhập thực tế. Nếu cán cân th−ơng mại bị thiếu hụt (XK-NK<0), điều đó có nghĩa là quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình. Ng−ợc lại, cán cân th−ơng mại thặng d− (XK-NK>0), quốc gia đó chi tiêu ít hơn so với thu nhập của mình.

Một cán cân th−ơng mại lành mạnh là tình trạng thặng d− hay thâm hụt của nó không gây ra tình trạng bất ổn đối với nền kinh tế, trong khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản v∙ng lai và nợ n−ớc ngoài, thể hiện năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia, kích thích đầu t− và tiêu dùng, tăng thu nhập và tăng việc làm, không gây lạm phát và rối loạn tiền tệ.

Một phần của tài liệu Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)