Những nhân tố tiêu cực

Một phần của tài liệu Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam (Trang 103 - 109)

31 Xem: Nguyễn Văn Công: Chính sách tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam,

3.1.2. Những nhân tố tiêu cực

- Sau khi gia nhập WTO, chính sách th−ơng mại trở nên tự do hơn. Kết quả là NK có thể tăng lên với tốc độ cao trong khi tăng XK cần phải có thời gian mới đạt đ−ợc mức độ t−ơng ứng (hiệu ứng đ−ờng cong J). Tình huống này dẫn đến sự thâm hụt cán cân thanh toán sau khi gia nhập WTO và đòi hỏi mỗi n−ớc phải điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ và tài chính. Đây là vấn đề lo ngại chung của các n−ớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

32

Chẳng hạn với việc nhà máy lọc đầu Dung Quất đi vào hoạt động, ngành công nghiệp phụ trợ đã có chiến l−ợc phát triển, đầu t− n−ớc ngoài vào các ngành thay thế NK sẽ hạn chế đ−ợc NK nguyên, nhiên liệu.

Nghiên cứu định l−ợng về tác động của việc gia nhập WTO đối với XNK của Lê Quốc Ph−ơng (2001) theo Mô hình phân tích th−ơng mại toàn cầu (GTAP) cho thấy, sau khi gia nhập WTO, NK có thể tăng thêm 1,3 điểm phần trăm so với tr−ớc khi gia nhập33. Một nghiên cứu khác của Roland-Holst và các công sự (2002) với mô hình cân bằng tổng thể (CGE) dựa trên bản chào đầu tiên của Việt Nam để đ−a ra những tác động kinh tế dài hạn của việc Việt Nam gia nhập WTO. Theo đó, nếu Việt Nam không cải cách để các doanh nghiệp trong n−ớc đón bắt đ−ợc cơ hội mà thị tr−ờng thế giới mang lại thì việc gia nhập WTO chỉ có tác động rất nhỏ tới tăng tr−ởng kinh tế, trong khi phần lớn lợi ích lại thuộc về các đối tác th−ơng mại của Việt Nam. Nguyên nhân là việc mở cửa một cách thụ động chỉ làm nổi trội hơn lợi thế so sánh của Việt Nam trong các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động rẻ. Điều này sẽ làm tăng NK nguyên vật liệu vốn đã ở mức rất cao trong tổng kim ngạch NK, dẫn đến tình trạng thâm hụt của CCTM34.

- Trong những năm tới, mức độ mở cửa của khu vực sẽ ngày càng gia tăng. Tr−ớc hết là thực hiện ch−ơng trình CEPT trong ASEAN để thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA. Cụ thể, đến năm 2006 Việt Nam phải giảm mức thuế suất trung bình xuống còn 0-5%. Mặc dầu hiện nay mức thuế suất trung bình đã giảm xuống đáng kể, nh−ng những nhóm hàng có kim ngạch NK lớn thuế suất vẫn đang cao do ta trì hoãn việc cắt giảm nh− xăng dầu, xi măng, sắt thép, linh kiện phụ tùng xe máy, ô-tô, nguyên liệu thuốc lá, bột giấy. Do đó, sau 2006, kim ngạch NK có thể tăng mạnh do thuế của nh−ng mặt hàng NK có kim ngạch lớn phải giảm theo cam kết.

- Một xu h−ớng quan trọng khác là quá trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN- Hàn Quốc đang đ−ợc đẩy nhanh, đặc biệt là ACFTA. Việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do nói trên sẽ làm tăng luồng hàng NK của ta từ các n−ớc trong khu vực, đặc biệt là những n−ớc mà hiện nay ta đang nhập siêu với giá trị t−ơng đối lớn nh−

33

Xem: Lê Quốc Ph−ơng (2001), Tác động có thể của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.

34

Xem: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (2004), Kinh tế Việt Nam 2004, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 88.

Trung Quốc, Hàn Quốc. Mặt khác, đầu t− từ các n−ớc nói trên cũng sẽ gia tăng và kết quả là kéo theo luồng NK gia tăng35.

- Theo dự báo, trong những năm tới nền kinh tế thế giới tiếp tục ổn định và tăng tr−ởng cao. Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là n−ớc có tốc độ tăng tr−ởng kinh tế cao nhất thế giới. Với đà phát triển của kinh tế thế giới nói chung, Trung Quốc nói riêng, cộng với cạnh tranh gay gắt giữa các trung tâm và khu vực kinh tế, một số nguyên, nhiên liệu sẽ có xu h−ớng tăng giá hoặc đứng ở mức cao nh− hiện nay, đặc biệt là giá xăng dầu và sắt thép, vật t−. Với sự phụ thuộc khá lớn của nền sản xuất n−ớc ta vào nguyên, nhiên liệu NK nh− hiện nay, xu h−ớng nói trên sẽ làm gia tăng trị giá NK và giảm khả năng cạnh tranh của những mặt hàng XK phụ thuộc nguyên liệu n−ớc ngoài. Do đó, việc cải thiện CCTM trong ngắn hạn là rất khó khăn.

- Khu vực kinh tế Châu á, và đặc biệt là Trung Quốc và các NIEs trong những năm tới vẫn giữ mức độ tăng tr−ởng cao, đồng thời đang tích cực cải cách để nâng cao sức cạnh tranh vốn đã rất cao hiện nay, đặc biệt là những mặt hàng công nghệ trung bình sử dụng nhiều lao động. Điều này, tr−ớc hết, nguồn nguyên liệu, phụ liệu và công nghệ NK của ta vẫn chủ yếu từ những thị tr−ờng này và sẽ có xu h−ớng gia tăng. Mặt khác, NK hàng tiêu dùng cũng sẽ có xu h−ớng t−ơng tự. Những mặt hàng này nhờ lợi thế chất l−ợng cao, giá rẻ, mẫu mã chủng loại đa dạng, tới đây lại đ−ợc cắt giảm thuế NK theo cam kết sẽ càng rẻ hơn, sẽ lấn chiếm thị phần của hàng hoá sản xuất trong n−ớc, kích thích tâm lý sính dùng hàng ngoại. Cạnh tranh của hàng XK n−ớc ta với các n−ớc trong khu vực ở thị tr−ờng trong n−ớc và ngoài n−ớc cũng hết sức gay gắt, đặc biệt là với Trung Quốc. Nếu không có sự chuyển dịch cơ cấu XK và cải thiện sức cạnh tranh hàng trong n−ớc thì việc cải thiện CCTM là hết sức

35 Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu về tác động của ACFTA đối với th−ơng mại các n−ớc trong khối cho thấy mức độ tăng XK của Việt Nam với khu vực và các thị tr−ờng khác nh− EU và Mỹ là hết trong khối cho thấy mức độ tăng XK của Việt Nam với khu vực và các thị tr−ờng khác nh− EU và Mỹ là hết sức khiêm tốn trong khi mức tăng XK của các n−ớc khác tại thị tr−ờng Việt Nam là đáng kể. Với giả định là mức thuế suất giảm xuống 0%, kết quả nghiên cứu cho thấy mức tăng XK của Việt Nam sang Trung Quốc và các n−ớc ASEAN+6 thấp hơn mức tăng NK từ các n−ớc này. Xem: Trịnh Minh Anh, Tác động của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đến kinh tế th−ơng mại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội-2004, tr. 69.

khó khăn. Hiện nay tất cả các mặt hàng XK chế biến của ta đều có sức cạnh tranh thấp so với Trung Quốc (lợi thế nhờ quy mô). Nếu chỉ dựa vào các mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên và hàng gia công thì việc cải thiện CCTM trong dài hạn sẽ hết sức khó khăn.

- Theo dự báo, từ nay đến 2010, NK từ các thị tr−ờng Châu á vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhất là gia tăng NK từ các n−ớc Việt Nam nhập siêu lớn. Trong khi đó, XK của ta vào các thị tr−ờng này có xu h−ớng giảm trong những năm gần đây. Nghiên cứu của Phạm Lan H−ơng36 (2005) về tác động của hội nhập KTQT đến Việt Nam sử dụng Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) cho thấy với việc mở cửa th−ơng mại sâu rộng nh− hiện nay, đặc biệt là khi các rào cản phi thuế quan giảm và cải cách trong n−ớc tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại, XK sẽ mở rộng với tốc độ tăng tr−ởng cao nhất sang các thị tr−ờng các n−ớc công nghiệp nh− EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, trong khi đó XK sang các n−ớc ASEAN và Trung Quốc tăng chậm hoặc thậm chí giảm, do th−ơng mại Việt Nam đã h−ớng vào các ngành có lợi thế t−ơng tự nh− các n−ớc này. Ng−ợc lại, Việt Nam vẫn chỉ tăng c−ờng NK mạnh hơn từ các n−ớc khối ASEAN và Trung Quốc. Khối l−ợng NK từ Nhật cũng sẽ tăng mạnh, chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Ch−a có sự dịch chuyển lớn về thị tr−ờng NK trong vòng 10 năm tới. Chính vì vậy, việc xử lý CCTM với các n−ớc trong ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn khó khăn.

- Mặc dầu nợ n−ớc ngoài của Việt Nam đang ở trong mức độ an toàn cho phép. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ không −u đãi tăng và các khoản vay với lãi suất thả nỗi chiếm hơn nữa tổng số nợ vay không −u đãi thì nợ n−ớc ngoài trở nên dễ bị tổn th−ơng khi có biến động trên thị tr−ờng tài chính quốc tế. Xem xét tác động của chính sách phá giá lên CCTM cùng với rủi ro về tỷ giá hối đoái với nợ n−ớc ngoài của Việt Nam là cần thiết.

36 Theo nghiên cứu này (Kịch bản 4) kim ngạch XK sang ASEAN chỉ tăng thêm 3,1%, giảm 6,4% sang Trung Quốc, trong khi đó XK sang EU tăng 34,4%, Nhật 19% và Hoa Kỳ 7,4%. Trong khi đó NK tăng sang Trung Quốc, trong khi đó XK sang EU tăng 34,4%, Nhật 19% và Hoa Kỳ 7,4%. Trong khi đó NK tăng t−ơng ứng là ASEAN: 33,9%; EU: 29,6%; Trung Quốc: 48,2%; Hoa Kỳ: 21,6%; Nhật Bản: 38,8% (L−u ý là phân tích này ch−a tính đến yếu tố hiệp định BTA với Hoa Kỳ và FTA, ASEAN- Trung Quốc)

- Đồng Việt Nam đang bị mất giá so với các đồng tiền khác. Điều này thể hiện tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ trong vài năm trở lại đây ít có biến động lớn, biên độ khoảng 0,2-0,5%, trong khi đồng đô la Mỹ lại mất giá mạnh so với các đồng tiền khác nh− Euro, yên Nhật, nhân dân tệ Trung Quốc… Vì thế, đồng Việt Nam đang bị sức ép phá giá, đặc biệt là khi đồng USD tăng giá. Trong bối cảnh đó, vấn đề nợ n−ớc ngoài của Việt Nam và sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để quản lý XNK là hết sức khó khăn. Điều này ảnh h−ởng đến việc xử lý CCTM thâm hụt.

- Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập KTQT, đảm bảo tăng tr−ởng kinh tế cao 7,5-8%, phát triển nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp, cơ sở hạ tầng theo h−ớng hiện đại. Vốn đầu t− xã hội đạt khoảng 37-38%/GDP. Nhu cầu đầu t− lớn sẽ kéo theo gia tăng NK. Xu h−ớng nay có thể sẽ làm thâm hụt CCTM nếu không có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.

- Những yếu kém của nền kinh tế hiện nay sẽ có tác động tiêu cực đối với phát triển XK và kiểm soát NK, do đó sẽ có ảnh h−ởng nhất định đối với cải thiện CCTM. Đó là:

+ Thể chế kinh tế chậm đ−ợc cải thiện, nhất là các thể chế KTTT nh−

vấn đề sở hữu, tính đồng bộ của thị tr−ờng, vai trò điều tiết kinh tế của Nhà n−ớc; Khu vực kinh tế nhà n−ớc hoạt động kém hiệu quả, ch−a thực sự theo cơ chế thị tr−ờng và mở cửa hội nhập; Khu vực t− nhân ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức, vẫn còn sự phân biệt đối xử;

+ Trình độ lao động thấp, số l−ợng đông nh−ng chuyên môn kém, kinh nghiệm quản lý còn yếu. Hạn chế này sẽ ảnh h−ởng đến việc tiếp nhận công nghệ hiện đại, khả năng liên kết, liên doanh trong kinh doanh với đối tác bên ngoài. Trong bối cảnh thế giới đang có sự chuyển dịch cơ cấu h−ớng về những ngành sản xuất có hàm l−ợng tri thức cao, sự yếu kém này có thể nói là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời việc NK công nghệ tiến tiến và đổi mới sẽ hạn chế kéo theo việc chậm thay đổi cơ cấu NK theo h−ớng gia tăng tỷ trọng NK máy móc công nghệ cao.

- Sự tăng tr−ởng ch−a thật bền vững. Điều này thể hiện tr−ớc hết ở cơ cấu đầu t−. Đầu t− lớn ở các ngành kém hiệu quả và tỷ lệ sử dụng lao động và công nghệ thấp (mía đ−ờng, xi măng, thép, điện, cơ sở hạ tầng...). Do đó, tuy tỷ trọng công nghiệp tăng trong GDP nh−ng chất l−ợng tăng tr−ởng xét về cả trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế đang còn thấp. Lĩnh vực dịch vụ còn yếu kém. Điều này thể hiện khả năng tiếp cận công nghệ cao, tri thức cao của ta là rất hạn chế.

- XK tăng nh−ng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chậm đ−ợc cải thiện, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến XK thấp, ch−a có ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn. Chiến l−ợc phát triển kinh tế định h−ớng XK không đ−ợc quán triệt liên tục. Bảo hộ và thay thế NK đang có chiều h−ớng lấn át xu h−ớng này.

- Chậm trễ trong việc tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực cũng là nhân tố hạn chế khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng XK. Điều này làm cho doanh nghiệp n−ớc ta mất đi nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh, mở rộng thị tr−ờng, thu hút vốn và công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đặc biệt là làm quen với môi tr−ờng cạnh tranh toàn cầu. Chậm trễ trong việc tham gia thị tr−ờng thế giới, Việt Nam đã đánh mất nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật để phát triển những mặt hàng XK có lợi thế nh− dệt may, giày da, điện tử, tin học và ở vào vị trí bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực nh− Trung Quốc và Thái Lan.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém phát triển, đặc biệt là khu vực nông thôn và miền núi, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, tăng c−ờng đầu t− n−ớc ngoài, mở cửa thị tr−ờng th−ơng mại và dịch vụ sẽ tác động lớn đến các vấn đề môi tr−ờng và phát triển bền vững.

Nh− vậy, những xu h−ớng nói trên vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực đối với việc điều chỉnh CCTM theo h−ớng ổn định kinh tế, tăng tr−ởng cao, phục vụ CNH, HĐH. Có nhiều yếu tố tích cực song nhiều yếu tố gây rủi ro lớn đối với CCTM.

Một phần của tài liệu Cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)