Đánh giá chung về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp cơ khí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 48 - 53)

của Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm

1. Ưu điểm

Trải qua hơn 7 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, trong điều kiện cơ chế thị tr−ờng có cạnh tranh khốc liệt, xí nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn thử thách nh−ng vẫn tồn tại và phải nh− hiện nay. Điều đó cũng đánh giá cao và ghi nhận những thành tích của xí nghiệp trong công tác thị tr−ờng và tiêu thụ sản phẩm.

a. Về sản phẩm

Xí nghiệp đã không ngừng nâng cao chất l−ợng sản phẩm, làm cho sản phẩm ngày càng thỏa mãn các nhu cầu của ng−ời tiêu dùng. Đến nay, các loại tủ, giá văn phòng mang tên Cơ khí Trúc Lâm đã có tiếng trên thị tr−ờng Hà Nội và các tỉnh lân cận, thay thế đ−ợc những hàng hóa phải nhập từ Malaisia tr−ớc đây. Và nhiều doanh nghiệp nhà máy công nghiệp qua thời gian sử dụng máy móc, thiết bị do xí nghiệp chế tạo lại quay lại đặt hàng và còn giới thiệu nhiều đơn vị khác đến đặt hàng.

Xí nghiệp th−ờng xuyên duy trì tiến hành đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Bao bì đóng gói hàng hóa cũng luôn đ−ợc cải tiến, góp phần đảm bảo chất l−ợng sản phẩm khi vận chuyển và làm tăng thêm uy tín đối với khách hàng.

Chất l−ợng sản phẩm cao nên hàng phế phẩm ít, chi phí cho sản xuất đ−ợc giảm thiểu, cùng với tay nghề thuần thục của công nhân tạo ra năng suất lao động cao. Do vậy xí nghiệp có điều kiện để định giá linh hoạt đối với từng đối t−ợng mua, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

b. Về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm

Từ chỗ thị tr−ờng chỉ bó hẹp trong gia đình và các bạn bè thân quen, đến nay xí nghiệp đã có nhiều cửa hàng bán sản phẩm tại Hà Nội và các địa ph−ơng khác nh−: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nam...

Hàng hóa phục vụ nội thất văn phòng của xí nghiệp đã thâm nhập và có uy tín trong nhiều công sở, trong ngành giáo dục, trong các đơn vị quân đội...

Các máy móc, thiết bị công nghiệp của xí nghiệp hiện đang đ−ợc sử dụng ở một số doanh nghiệp, nhà máy nh−: xi măng Sài Sơn, xi măng Tiên Sơn, xi măng X77, xi măng X78, Gạch Cầu Đuống, Gạch Cẩm Thanh... Hiện tại xí nghiệp cũng đang triển khai chế tạo thiết bị cho một số doanh nghiệp công nghiệp khác nữa.

c. Về các hình thức tiêu thụ sản phẩm

Do có đội ngũ cán bộ kinh doanh và nhân viên bán hàng nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm nên các ph−ơng thức tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp thời gian qua rất gọn nhẹ nh−ng mang lại hiệu quả rất lớn. Hàng hóa của xí nghiệp làm ra rất ít bị ứ đọng.

Suy nghĩ và ph−ơng thức lãnh đạo của chủ doanh nghiệp và đội ngũ quản lý rất năng động và sáng tạo, luôn đề ra những chiến l−ợc kịp thời cho công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm nhằm phù hợp với điều kiện của thị tr−ờng nên xí nghiệp th−ờng xuyên ký đ−ợc những hợp đồng lớn, phù hợp với khả năng của mình.

2. Tồn tại

Công tác tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm tuy đã có đ−ợc nhiều thành tích nh− đã nêu ở trên nh−ng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại nh− sau:

- Về sản phẩm: Mặc dù sản phẩm của xí nghiệp đã có nhiều cải tiến nh−ng vẫn ch−a hoàn thiện, một số sản phẩm bao gói vẫn ch−a phù hợp cho vận chuyển đ−ờng xa, nhất là trong phải gửi hàng theo những chuyến xe khách với lô loại nhỏ (đây là loại l−u thông hàng hóa rất phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay). Tuy đã cố gắng đa dạng hóa mặt hàng nh−ng vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc kịp thời, đầy đủ các nhu cầu của thị tr−ờng bởi vì: quy mô, năng lực của xí nghiệp còn nhỏ, lực l−ợng kỹ thuật, thiết kế còn mỏng... chất l−ợng sản phẩm đôi khi còn ch−a ổn định gây ảnh h−ởng nhiều đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.

- Về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp là tủ, giá văn phòng và máy móc thiết bị đ−ợc tiêu thụ chính trên thị tr−ờng Hà Nội và các vùng lân cận. Tuy vậy xí nghiệp vẫn ch−a khai thác hết thị tr−ờng này, nhất là các đơn vị liên doanh với n−ớc ngoài, hay các tr−ờng học lớn của quốc gia. Trong cạnh tranh thị tr−ờng, xí nghiệp nhiều khi cũng nếm mùi thất bại bởi những đối thủ mạnh có tiềm năng nh−: Công ty Hòa Phát, Công ty Xuân Hòa, Công ty cơ kim khí Thăng Long.... Nh−ng với −u thế nổi trội là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên dễ xoay chuyển trong sản xuất kinh doanh, mỗi khi bị mất thị phần loại mặt hàng này thì xí nghiệp lại nhanh chóng chuyển h−ớng mở rộng thị tr−ờng sang mặt hàng khác, nhờ vậy mà xí nghiệp ch−a khi nào phải ngừng sản xuất kinh doanh do mất thị tr−ờng tiêu thụ.

Phần III

Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị tr−ờng của Xí nghiệp cơ

khí Trúc Lâm

I_ph−ơng h−ớng và mục tiêu chiến l−ợc của xí nghiệp trong những năm tới

1. Chiếm lĩnh thị tr−ờng

Thị tr−ờng th−ờng xuyên là mục tiêu tiếp cận của xí nghiệp. Hiện nay có rất nhiều đơn vị quốc doanh và t− doanh đang từng b−ớc đầu t− để phát triển ngành cơ khí. Do vậy, cạnh tranh trên thị tr−ờng ngày càng trở nên gay gắt hơn, khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, với −u thế là doanh nghiệp t− nhân có nguồn vốn tự có đầy đủ và cơ cấu gọn nhẹ, dễ dàng xoay chuyển trong cơ chế thị tr−ờng, Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm luôn vững chí trên con đ−ờng phát triển, duy trì vững chắc thị tr−ờng hiện có và không ngừng tìm h−ớng để mở rộng thị tr−ờng.

Các mặt hàng tủ, giá tài liệu bằng sắt và các đồ dùng gia dụng khác luôn là thế mạnh của xí nghiệp tại thị tr−ờng Hà Nội và một vài thành phố khác. Tuy nhiên, công tác bán hàng cũng nh− việc mở thêm các cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp, thời gian qua vẫn ch−a đ−ợc chú trọng nhiều. Doanh nghiệp đã nhận thấy cần phải đầu t− thêm cho công tác này. Đồng thời phải đi sâu nghiên cứu thị tr−ờng, khai thác nhu cầu về các mặt hàng này tại các cơ quan, tr−ờng học trong và ngoài quân đội.

Đối với ngành hàng gia công chế tạo thiết bị cho sản xuất thì sự lớn mạnh nh− hiện nay của xí nghiệp đã không cho phép doanh nghiệp chỉ duy trì thị tr−ờng tại Hà Nội với những bạn hàng đã quen biết, mà phải tiếp cận, tiến tới những bạn hàng mới mẻ hơn nh− các doanh nghiệp lắp ráp xe gắn máy, các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, các nhà máy gạch... vì nhu cầu sử dụng thiết bị

chế tạo trong n−ớc thay thế cho những hàng này nhập của n−ớc ngoài hiện nay là rất cần thiết và đang đ−ợc khuyến khích mạnh.

2. Đẩy mạnh sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng ngày càng mở rộng, thì năng lực sản xuất hiện nay của xí nghiệp cần phải đ−ợc nâng lên nhiều. Cùng với việc đầu t− mua sắm thiết bị mới và xây dựng mở rộng mặt bằng sản xuất, xí nghiệp đã đề ra yêu cầu phải không ngừng phát triển đội ngũ ng−ời lao động lớn mạnh cả về số l−ợng và chất l−ợng. Doanh nghiệp rất chú trọng khuyến khích cán bộ, công nhân tham gia học tập nâng cao trình độ. Đồng thời chiêu mộ và có chính sách −u đãi đối với các thợ lành nghề có kỹ năng cao tham gia đóng góp phát triển doanh nghiệp.

H−ớng đầu t− mua sắm thiết bị của xí nghiệp trong thời gian tới chủ yếu nhằm vào các mục tiêu sau:

- Nâng cao năng lực sản xuất của tổ gia công cắt gọt kim loại, cụ thể là mua thêm một số máy tiện, phay bào, mài của n−ớc ngoài có độ chính xác cao để đảm bảo cho việc gia công chế tạo thiết bị, khuôn mẫu... đáp ứng đ−ợc nhu cầu của khách hàng, cũng nh− cho tổ gia công áp lực trong xí nghiệp.

- Tăng c−ờng các thiết bị gia công hoàn thiện để nâng cao chất l−ợng sản phẩm nh−: mạ, nhiệt luyện, bể tẩy rửa cho sơn tĩnh điện chất l−ợng cao...

- Chú trọng nghiên cứu và trang bị máy móc nhằm cơ khí hóa sản xuất nh−: lắp palăng điện cho những khâu nặng nhọc, gia công dây chuyền cho mạ tẩy rửa, sơn tĩnh điện. Để không ngừng không ngừng nâng cao năng suất lao động và giữ gìn sức khỏe cho ng−ời lao động.

3. Mục tiêu lợi nhuận.

Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các hoạt động kinh doanh của các nhà kinh doanh và là mục tiêu quan trọng nhất của chiến l−ợc doanh nghiệp. Chỉ trên cơ sở tạo ra đ−ợc lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có thể tái sản xuất mở

rộng, mua sắm trang thiết bị mới, đ−a công nghệ tiên tiến vào sản xuất, áp dụng những thành quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, tăng l−ơng cho ng−ời lao động, thu hút thêm lao động vào sản xuất... Lợi nhuận đánh giá kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp và đ−ợc xã hội thừa nhận. Ngoài nhu cầu tồn tại, Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm rất quan tâm đến mục tiêu tăng c−ờng lợi nhuận để có điều kiện đầu t− phát triển lớn mạnh hơn nữa. H−ớng phấn đấu của xí nghiệp là làm sao phải cố gắng đạt đ−ợc mức tăng tr−ởng hàng năm từ 25 – 30%.

Bảng 6. Một số chỉ tiêu hoạt động của xí nghiệp trong những năm tới

Kế hoạch Số

TT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2005 Ghi chú

1 Giá trị tổng sản l−ợng Triệu đ 2500 3000 3500 4000 2 Doanh thu tiêu thụ Triệu đ 2800 3400 3900 4700

3 Lao động bình quân Ng−ời 70 70 75 75

- L−ơng bq 1 ng−ời/tháng Ngàn đ 800 1000 1200 1300

4 Nộp ngân sách Triệu đ 170 205 250 300

5 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 59,4 93,24 177,74 213,84 6 Mức tăng tr−ởng năm sau so với năm tr−ớc % 120 120 120 120

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)