Công tác thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 47 - 48)

II. Phân tích thực trạng thị tr−ờng và tiêu thụ sản phẩ mở xí nghiệp cơ khí

6. Công tác thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm:

Công tác thanh toán ở Xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm chủ yếu là do bộ phận tài chính kế toán đảm nhận. Nh−ng do lực l−ợng biên chế ở bộ phận này rất ít (chỉ có 2 ng−ời) và cũng do đặc thù của ph−ơng thức phân phối của doanh nghiệp nên trong tiêu thụ sản phẩm, việc thanh quyết toán với khách hàng đòi hỏi sự trợ giúp rất lớn của bộ phận kinh doanh.

Là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên công tác thanh toán tiêu thụ của xí nghiệp chủ yếu d−ới hai hình thức sau:

- Hàng hóa xuất giao bán ra các cửa hàng hay đại lý đ−ợc tiến hành mỗi tháng 2 lần, các nhân viên phụ trách cửa hàng có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho xí nghiệp. Với số l−ợng hàng xuất bán với giá trị lớn thì phải thực hiện thanh toán tiền ngay cho xí nghiệp.

Bộ phận kế toán tài chính có trách nhiệm thực thi các chứng từ thanh toán công nợ kịp thời, giúp cho giám đốc doanh nghiệp biết chính xác về tình hình chi phí, thu nhập của xí nghiệp, tình hình cân đối tài sản, nguồn vốn cùng các nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà n−ớc. Kiểm kê, đối chiếu tài sản theo sổ sách và trên thực tế, tham m−u cho giám đốc về công tác quản lý tài sản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp giám đốc nắm đ−ợc thực lực tài chính của xí nghiệp.

Chính sách định giá của xí nghiệp có ảnh h−ởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và đến công tác thanh toán trong tiêu thụ nói riêng. Để tạo thuận lợi cho thanh toán, xí nghiệp th−ờng áp dụng giá bán phân biệt đối với các hình thức thanh toán và đối với các đối t−ợng khác nhau (khách mua hàng có đặt tiền tr−ớc hay thanh toán ngay bằng tiền mặt thì sẽ đ−ợc giảm giá...). Xí nghiệp cũng có chính sách khen th−ởng kịp thời những cán bộ, nhân viên tích

cực tiêu thụ và thanh toán đ−ợc nhiều tiền hàng theo một tỷ lệ doanh thu nhất định.

Do có nhiều yếu tố thuận lợi, cả chủ quan và khách quan nh−: chất l−ợng hàng hóa luôn duy trì đ−ợc tốt, các hợp đồng kinh tế ký kết rất chắc chắn và đúng nguyên tắc, ít có những hợp đồng kéo dài tới một năm gây khó khăn cho thanh toán, có đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh tiêu thụ nhiệt tình, thạo việc... nên thời gian mấy năm qua công tác thanh toán trong tiêu thụ của xí nghiệp đ−ợc thực thi rất trôi chảy. Xí nghiệp rất ít khi bị ứ đọng nợ nay bị thất thoát trong thanh toán. Do vậy, điều đáng mừng nhất là xí nghiệp luôn có đủ vốn cho sản xuất kinh doanh đều đặn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp cơ khí Trúc Lâm (Trang 47 - 48)