CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

Một phần của tài liệu 581 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Tiền Giang (Trang 68 - 71)

- “Sẵn sàng về đất đai”: chủ động tạo quỹ đất khi nhà đầu tư cần là có Nhiều dự án đầu tư có chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng chiế m t ỷ

6- CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

6.1- Xây dựng và phát triển thị trường vốn.

Các dự án đầu tư vào Tiền Giang tạo nên một nhu cầu về vốn. Nhu cầu về vốn này không chỉ được đáp ứng từ vốn tự có, vốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính mà còn có yêu cầu được đáp ứng từ nguồn vốn của các cổ đông tham gia. Những cổ đông này có thể bao gồm cả những cổ đông Việt Nam và cả

những cổ đông ở các nước trên thế giới. Khi quy mô các dự án đầu tư ngày càng lớn thì nhu cầu ngày càng cao.

Mặt khác có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng nguồn vốn có hạn, họ không thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam dưới dạng công ty liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài. Do đó việc cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của thị

trường vốn tạo nên một cửa mở cho việc thu hút nguồn cung ứng vốn ở những quy mô khác nhau đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có khả năng vốn ít có thể tham gia đầu tư vào Việt Nam. Thị trường vốn sẽ là nơi cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư và cũng là nơi thu hút mạnh mẽ các luồng vốn đầu tư vào Việt Nam. Để xây dựng và từng bước hoàn thiện thị trường vốn ở Tiền Giang, cần thiết phải thực hiện các vấn đề sau:

+ Tỉnh cần xác định hợp lý các DN Nhà nước cần giữ 100% vốn và các DNNN cổ phần hóa. Triển khai thực hiện tốt việc cổ phần hoá các DNNN theo kế hoạch của tỉnh.

+ Khuyến khích các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ra công chúng. + Phổ cập các kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng tạo

điều kiện cho người dân từng bước làm quen và thâm nhập vào thị trường chứng khoán.

6.2- Kiến nghịđối với các cấp quản lý

Để việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tiền Giang, xin được kiến nghị các cấp như sau:

♦ Kiến nghị Chính phủ

a- Kiến nghị về hành lang pháp lý

Môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay và viễn cảnh kinh tế, đổi mới chính sách đầu tư.. là chủ đề chính gần đây nhất trong các cuộc hội nghị đầu tư tại Việt Nam với hy vọng sẽ làm cho các nhà đầu tư hiểu rõ ràng, thấu đáo

hơn về những chính sách liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài nhất là các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Nhưng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh hay có tính hấp dẫn như các nước trong khu vực. Mặc dù Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng thông thoáng, cởi mở. Nhưng đồng thời các nước trong khu vực cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung pháp luật của mình theo hướng mở rộng. Và điều đáng chú ý nữa là, phần lớn các nước trong khu vực nhất là nước láng giềng Trung Quốc-quốc gia có nhiều tiềm năng về mọi mặt đã là thành viên tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên đầu tư vào các nước này, các nhà đầu tư được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi hơn hẳn nước ta.

Xét về mặt vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư cần thực hiện một số vấn

đề bức xúc hiện nay là: xóa bỏ cơ chế hai giá; không phân biệt nhà đầu tư

trong nước và nước ngoài; quy mô, hình thức đầu tư thế nào cũng phải cùng chịu sự điều chỉnh của một luật thống nhất. Chính sự tồn tại ba loại hình doanh nghiệp (DN nhà nước, DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động theo quy định của từng luật riêng (Luật DN, Luật DN nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) hiện nay vô tình tạo ra ba “sân chơi” mà không ai có thể bước qua sân chơi của ai. Ba “sân chơi” này tạo nên sự

phân biệt đối xử ngay từ khâu thành lập cho tới khi thực hiện đầu tư.

Một thực tế tồn tại là: “Doanh nghiệp trong nước chỉ cần có vốn là thành lập được Công ty ngay. Luật Doanh nghiệp quy định các thủ tục đăng ký kinh doanh rất đơn giản, rõ ràng, cụ thể. Nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn xin cấp giấy phép hoặc đăng ký cấp phép thì vấn đề trở

nên không rõ ràng, không nhất quán, phức tạp. Hoặc là doanh nghiệp trong nước có quyền chủ động xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị khống chế tiêu thụ sản phẩm nội địa, không được xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp khác”. Do đó cần xây dựng một luật thống nhất để tạo sự thống nhất cho mọi doanh nghiệp. Một vấn đề

khác của môi trường đầu tư thuộc vể vĩ mô mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để họ có thể hoạch

định kế hoạch đầu tư.

Vì vậy cần công bố công khai lộ trình và các doanh nghiệp được sắp xếp cổ phần hóa cho nhà đầu tư biết cũng là cách quảng bá để thu hút vốn đầu tư. Cần có chính sách và biện pháp để đẩy nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị

trường chứng khoán. Xem xét đến việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp FDI, nhất là về dịch vụ, cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

+ Tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung hệ thống luật và các văn bản dưới luật theo hướng đồng bộ, nhất quán, thông thoáng. Cần rà soát lại các văn bản đã

ban hành, điều chỉnh, bổ sung những quy định chưa hợp lý hoặc còn chồng chéo.

+ Tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành những bộ luật mới còn thiếu và những văn bản có liên quan, trước mắt là luật chống phá giá, luật chống

độc quyền nhằm làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư. b- Kiến nghị vềđào tạo

Về vấn đềđào tạo, kiến nghị Chính phủ các nội dung sau:

+ Thứ nhất, cần thành lập một trung tâm đào tạo chính quy đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài theo những tiêu thức riêng phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và gần với những chuẩn mực quốc tế.

+ Thứ hai, cần đổi mới hệ thống giáo dục ở bậc đại học theo hướng quốc tế hóa, đặc biệt là khối trường quản lý kinh tế, nơi cung cấp cán bộ quản lý cho lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

+ Thứ ba, có kế hoạch và vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng cho các nhà quản lý và cán bộ làm kinh tế đối ngoại của ta về hệ thống luật, đặc biệt về Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các luật quốc tế khác để họ thông thạo và không thua thiệt trong giao dịch, đàm phán, trong ký kết hợp đồng và khi giải quyết các tranh chấp quốc tế.

c- Kiến nghị khác

+ Chính phủ sớm triển khai thực hiện dự án đường xe lửa thành phố Hồ

Chí Minh - Mỹ Tho;

+ Sớm triển khai thực hiện dự án mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 50 nhằm có điều kiện khai thác kinh tế biển của tỉnh.

♦ Kiến nghị Bộ ngành Trung ương

+ Bộ Bưu chính Viễn thông nghiên cứu phát triển và hoàn thiện hệ

thống thông tin liên lạc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các nhà

đầu tư, điều chỉnh mức cước phí thông tin và bưu điện theo hướng phù hợp với người sử dụng, hoàn thiện các biện pháp khai thông và mở rộng mạng internet.

+ Ngân hàng nhà nước Trung ương nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện hơn hệ thống tín dụng ngân hàng để phù hợp với hoạt động tín dụng quốc tế

nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho các nhà đầu tư. Đảm bảo thực hiện tốt việc cân đối ngoại tệ, đảm bảo việc chuyển đổi ngoại tệ cho nhà đầu tư nước ngoài

để trả lãi, trả nợ gốc cho nước ngoài, mua nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vay vốn ở các ngân hàng thương mại của địa phương, xác định các hạn mức vay phù hợp yêu cẩu sản xuất và khả năng trả nợ của doanh nghiệp có

vốn ĐTNN để giảm bớt vốn vay nước ngoài hiện nay chúng ta chưa giám sát

được.

♦ Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các công việc đã được nêu trong phần giải pháp.

Một phần của tài liệu 581 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Tiền Giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)