QUY HOẠCH CÁC DỰ ÁN ĐTTTNN

Một phần của tài liệu 581 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Tiền Giang (Trang 56 - 59)

- Chính sách ưu đãi phải rõ ràng, cụ thể, ổn định lâu dài, không nêu chung chung.

1-QUY HOẠCH CÁC DỰ ÁN ĐTTTNN

Như đã phân tích ở chương 2, một trong những thiếu sót làm giảm thiểu hiệu quả của hoạt động ĐTTTNN đó là Tiền Giang chưa có quy hoạch thu hút

ĐTTTNN một cách thống nhất theo ngành và theo vùng để hướng dẫn đầu tư.

Đểđáp ứng yêu cầu này cần thiết phải thực hiện các biện pháp sau:

1.1- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý

Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, địa bàn chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 70km và trong tương lai không xa đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, quốc lộ 50 nối liền Mỹ Tho, Gò Công, thành phố Hồ

Chí Minh được xây dựng hoàn thành, việc lưu thông hàng hóa sẽ thuận lợi hơn và đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTTTNN. Để

phát huy hiệu quả của vốn ĐTTTNN cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Tiền Giang.

♦ Các ngành ưu tiên cho hoạt động ĐTTTNN

- Ngành chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu hiện có tại địa phương và khu vực như: nông sản, thủy hải sản, các loại rau quả, trái cây

- Ngành sản xuất ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có công nghệ tiên tiến, tỷ lệ xuất khẩu cao.

- Các ngành đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật – xã hội

- Các ngành công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và công nghệ phục vụ

xuất khẩu.

- Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

- Ngành sản xuất , lắp ráp các thiết bịđiện tử, sản xuất phần mềm.

♦ Các ngành không nên khuyến khích đầu tư nước ngoài

Bên cạnh những lĩnh vực cấm đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như những hoạt động đầu tư gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái, nên hạn chế cấp phép cho một số ngành như sau:

- Ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát nếu không hướng về xuất khẩu. Đối với ngành này nên quy định một tỷ lệ xuất khẩu nhất định, có như

vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cứu vãn ở một mức độ nhất

định sự phá sản của các doanh nghiệp cùng loại trong nước.

- Ngành sản xuất hoá mỹ phẩm mà sản phẩm không dùng cho xuất khẩu: Tương tự như ngành rượu, bia, nước giải khát, những sản phẩm của ngành hóa mỹ phẩm do các dự án nước ngoài sản xuất ra đã bão hòa trên thị

trường nội địa, do đó nếu không hướng về xuất khẩu thì các dự án này trong tương lai khó có khả năng mang lại hiệu quả.

1.2- Thực hiện quy hoạch phát triển ngành kết hợp với quy hoạch phát triển vùng. phát triển vùng.

Việc hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành gắn với quy hoạch phát triển các huyện, thành, thị cần lưu ý đến các định hướng sau:

Thứ nhất: Trước mắt trong điều kiện phát triển không đồng đều giữa các

địa phương, việc tập trung huy động vốn ĐTTTNN vào những vùng có điều kiện thuận lợi đểđạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh cho tỉnh là cần thiết và chấp nhận sự mất cân đối tạm thời này.

Thứ hai: Trong những năm về sau cần lưu ý xây dựng một chính sách

ưu tiên đầu tư vào những vùng kém thuận lợi, tránh tập trung thái quá vào một số vùng, địa phương nhất định vì điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch quá lớn trong phát triển kinh tế giữa các địa phương, khó có thể san bằng cách biệt sau này.

Thứ ba: Khi quy hoạch ngành gắn với vùng, đối với dự án sử dụng nhiều lao động (như dự án ngành may mặc) không nên đưa vào vùng gần trung tâm thành phố, thị trấn vì sẽ gây ùn tắc giao thông sau này, điều này rút kinh nghiệm tại Đồng Nai, một số liên doanh may khi xây dựng nằm tại vùng ven thành phố Biên Hoà, đến nay thành phố phát triển phát sinh nạn kẹt xe phải mở thêm đường, gây tốn thêm nhiều chi phí.

Trong thực tế, những vùng và địa phương ít có điều kiện thuận lợi lại khó có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, do đó để thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào những vùng này, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi thích hợp, đồng thời phải có quy hoạch chi tiết về phát triển của địa phương.

Quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế của địa phương sẽ là cơ sở quan trọng cho sự định hướng đầu tư bởi vì nó cho phép các nhà đầu tư có được những căn cứ cần thiết để đánh giá đúng mức thực trạng của môi trường đầu tư, thấy rõ những tiềm năng, thế mạnh và những mặt còn hạn chế của mỗi địa phương để có chính sách đầu tư thích hợp. Quy hoạch phát triển kinh tế địa phương có thể bao gồm những nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nêu lên những tiểm năng và thế mạnh của địa phương qua những khảo sát, đánh giá đáng tin cậy về các nguồn tài nguyên

+ Những mặt hạn chế của địa phương và định hướng khắc phục trong tương lai.

+ Các nguồn lực sẵn có tại địa phương như cơ sở hạ tầng, nhân lực… + Mục tiêu kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài.

+ Nhu cầu đầu tư và vốn đầu tư của địa phương.

+ Danh mục các dự án kêu gọi hợp tác đầu tư, những lĩnh vực ưu tiên và hạn chếđầu tư.

+ Những chính sách khuyến khích đầu tư và ưu đãi của địa phương đối với nhà đầu tư.

Như vậy về dài hạn việc phân bố vốn đầu tư theo vùng sẽ hạn chế được tình trạng chênh lệch quá mức về thu hút đầu tư nước ngoài, thu ngắn sự cách biệt giữa các địa phương trong tỉnh.

Cần lưu ý khi quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tránh chồng chéo trong thu hút đầu tư dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các huyện, thị, thành phố Mỹ Tho.

Quỹ đất dành cho mục tiêu phát triển công nghiệp của khu vực cần xem xét cân đối phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Tránh tình trạng qui hoạch quá nhiều đất dự trữ sẽ ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và các hoạt

động khác của nhân dân. Phương thức đầu tư áp dụng theo hình thức cuốn chiếu, tránh tình trạng triển khai dàn trải quá nhiều khu, cụm công nghiệp dẫn

đến phân tán, gây tổn hại về mặt môi trường, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2- THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH ‘ 4 SẴN SÀNG”

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư tỉnh cần thực hiện chính sách “4 sẵn sàng” trong thu hút đầu tư:

- “ Sẵn sàng về thông tin”: cung cấp mọi thông tin cho nhà đầu tư qua một trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh.

Để xúc tiến đầu tư có hiệu quả, tỉnh cần có cơ quan đầu mối tổ chức các hoạt động này (hiện nay các tỉnh Bến Tre, An Giang, Cà Mau, Cần Thơ,

Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long đã có trung tâm xúc tiến đầu tư với mô hình kết hợp cả hai chức năng xúc tiến đầu tư và thương mại. Riêng Tiền Giang chỉ mới có Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Thương mại Du lịch, nhưng Trung tâm này không có chức năng xúc tiến đầu tư.

Tỉnh Tiền Giang cần thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư

Tổ chức này ngoài chức năng xúc tiến thương mại đã thực hiện, làm thêm chức năng sau nhiệm vụ sau:

+ Giúp các nhà đầu tư thực hiện mọi thủ tục liên quan đến đầu tư; cung cấp các thông tin liên quan đến chính sách đầu tư, các ưu đãi đầu tư, các dịch vụ về tài chính, lao động, cơ sở hạ tầng… bằng cách thực hiện các sách, tờ gấp về thông tin quảng cáo(brochures), video, phối hợp lập trang Web, trang trên mạng Internet, giới thiệu hình ảnh của địa phương trong cộng đồng đầu tư thế

giới. Tổ chức các cuộc họp đối thoại trực tiếp giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp FDI, tổ chức diển đàn kêu gọi đầu tư, tổ chức các đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo địa phương đi kêu gọi đầu tư tại nước ngoài.

+ Giúp đỡ các nhà đầu tư nước ngoài trong lãnh vực nhận biết các cơ

hội đầu tư bằng cách thay đổi nội dung cung cấp thông tin theo hướng cung cấp thông tin tỷ suất lợi nhuận của các ngành đã đầu tư tại địa phương cũng như những ngành dự kiến kêu gọi đầu tư.

+ Hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại như JETRO (Nhật Bản), Hiệp hội kinh tế vùng KANSAI (KANKEIREN), CETRA (Đài Loan), F.T.D.C (TP. Hồ Chí Minh) để giúp đỡ nhà đầu tư tìm đối tác kinh doanh đầu tư tại Tiền Giang.

+ Tổ chức các phòng trưng bày triển lãm các sản phẩm của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (hiên Sở Công nghiệp đã làm nhưng qui mô còn nhỏ), phối hợp với các lãnh sự quán để quảng bá hoạt động đầu tư

nước ngoài và thành tựu của tỉnh với nước ngoài, tiến đến có thể mở văn phòng đại diện ở một số nước lựa chọn để xúc tiến đầu tư và thương mại từ xa (nhưĐà Nẵng đã mở Văn phòng đại diện để xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản).

+ Để chủ động trong việc tiếp cận các hoạt động mang tính thời đại như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, từng bước thực hiện Đăng ký cấp giấy phép đầu tư trên mạng vi tính. Do đó tỉnh cần tiến hành lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành, xử lý thông tin.

- “Sẵn sàng về đất đai”: chủ động tạo quỹ đất khi nhà đầu tư cần là có. Nhiều dự án đầu tư có chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng chiếm tỷ

Một phần của tài liệu 581 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Tiền Giang (Trang 56 - 59)