PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BẢNG CÂU HỎI

Một phần của tài liệu 580 Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)

Để phần nào khẳng định những đánh giá, phân tích nêu trên không hoàn toàn theo ý chủ quan của người viết và phần nào giúp cho những người đọc và đánh giá luận văn này có được cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về quan điểm của NĐTNN khi đầu tư vào TTCK Việt Nam, người viết đã thực hiện một cuộc khảo sát trong vòng 80 ngày với 87 nhà đầu tư cá nhân và 5 tổ chức nước ngoài bằng cách đề nghị các nhà đầu tư trả lời bản câu hỏi trắc nghiệm ( ph lc 2 đính kèm ) đồng thời thu thập thêm trên các tạp chí ý kiến nhận định của một số chuyên gia, một số nhà quản lý của các công ty, quỹ đầu tư có danh tiếng trên thị trường ( ph lc 3 đính kèm ). Sau đó bằng phương pháp tổng hợp, thống kê để đưa ra kết quả. Sau đây là kết quả phỏng vấn điều tra.

- Trong phần câu hỏi lựa chọn khi được hỏi đã dùng bao nhiêu tiền để đầu tư vào TTCK Việt Nam và thâm niên đầu tư trên thế giới thì có 97,8% ( trong đó có 100% nhà đầu tư cá nhân và 3 tổ chức ) đầu tư vào Việt Nam với số vốn dưới 5 triệu USD. Cá biệt chỉ có 2 tổ chức đầu tư với số vốn từ 5 đến 10 triệu USD. Thâm niên đầu tư của các vị này trên thế giới từ 3 đến 6 năm.

¾ Điều này cho thấy đây là những nhà đầu tư có thể nói là chuyên nghiệp nhưng số vốn họ rót vào Việt Nam vẫn còn ít, chứng tỏ họ vẫn còn tỏ ra dè dặt đối với TTCK mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên 97% nhà đầu tư đều trả lời rằng sẽ gia tăng vốn và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Đây có thể được xem là tín hiệu khả quan cho TTCK Việt Nam.

- Về cơ cấu đầu tư : có 83% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu trong đó 97% vào cổ phiếu niêm yết và 3% vào cổ phiếu chưa niêm yết. Nhưng khi được hỏi về dự định đầu tư trong thời gian tới thì có 81% NĐTNN đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và 19% đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết. Tỷ lệ này ở trái phiếu và chứng chỉ quỹ là:

BẢNG 2.5 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO TRÁI PHIẾU VÀ CHỨNG CHỈ QUỸ CỦA

NĐTNN

Hiện tại Tương lai

Trái phiếu 7% 12%

Chứng chỉ quỹ 10% 15%

¾ Sở dĩ có sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết trong tương lai là do NĐTNN đánh giá tỷ lệ sinh lời trên cổ phiếu chưa niêm yết cao hơn. Một phần vì cổ phiếu niêm yết trên TTCK đã liên tục giảm giá trong những tháng gần đây, giá mua vào và bán ra không chênh lệch bao nhiêu trong khi đối với cổ phiếu chưa niêm yết nếu nắm được những thông tin ngoài lề và là cổ đông chiến lược có thể mua vào với giá rất thấp và bán ra với giá rất cao. Phần nữa là do trong thời gian qua nhà đầu tư cũng bị khống chế tỷ lệ đối với cổ phiếu chưa niêm yết thấp hơn cổ phiếu niêm yết, và một số công ty khi phát hành không có chính sách cho NĐTNN mua cổ phiếu chưa niêm yết do đó đã hạn chế tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu này rất nhiều. Còn về thị trường trái phiếu và chứng chỉ quỹ theo các NĐTNN là chưa hấp

dẫn, nhất là lãi suất trái phiếu trong thời điểm hiện tại là quá thấp so với kỳ vọng của nhà đầu tư.

- Trong phần câu hỏi theo thang điểm, khi được hỏi về mức độ quan trọng của các mục tiêu đầu tư thì 30,6% nhà đầu tư mong muốn đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn; 64,4% đạt được lợi nhuận trong dài hạn và 5% hưởng lợi từ việc chia cổ tức

¾ Điều này cho thấy đa số các nhà đầu tư đều theo đuổi ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam và họ xác định mục đích đầu tư chứ không đầu cơ như một số nhà đầu tư trong nước vẫn làm trong thời gian qua. Do đó khi thị trường có dấu hiệu đi xuống các NĐTNN vẫn mua vào một lượng cổ phiếu lớn thay vì bán ra như các nhà đầu tư trong nước.

- Còn về phần câu hỏi trong những phương pháp đánh giá, phương pháp nào thường sử dụng nhất, phần đông nhà đầu tư cá nhân sử dụng phương pháp phân tích cơ bản, còn các nhà đầu tư tổ chức sử dụng kết hợp hai phương pháp: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Rất ít các nhà đầu tư phụ thuộc vào các công ty môi giới và dịch vụ tư vấn đầu tư.

¾ Điều này nói lên đa phần các NĐTNN là các nhà đầu tư có chuyên môn cao. Khi muốn đầu tư vào một lọai chứng khoán nào đó họ thường phân tích kỹ và dựa vào tiềm năng phát triển của công ty, cân nhắc đến yếu tố phát triển của công ty trong tương lai hơn là quan tâm đến lợi nhuận hiện tại và không đầu tư theo tâm lý “bầy đàn” như các nhà đầu tư trong nước. Như vậy, Việt Nam chỉ cần cải thiện môi trường pháp lý, đồng bộ và nhất quán trong các chính sách thì có thể hy vọng giữ chân lâu dài các NĐTNN, còn đối với những thông tin “vỉa hè” về một công ty nào đó đa phần là các nhà đầu tư trong nước bị tác động hơn là các nhà đầu tư nước ngoài. Sau đây là kết quả khảo sát câu hỏi 11 và 12 được đa phần các nhà đầu tư lựa chọn

1 2 3 4 5 a. Phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [ ] [X] ( Basic analysis )

b. Phân tích kỹ thuật [ ] [ ] [X] [ ] [ ]

( Technical analysis )

c. Kết hợp phân tích kỹ thuật với phân tích cơ bản [ ] [ ] [ ] [X] [ ] ( Combination of basic and technical analysis )

d. Phụ thuộc vào các công ty môi giới chứng khoán [ ] [X] [ ] [ ] [ ] ( Relying on securities brokerage companies )

e. Phụ thuộc vào các dịch vụ tư vấn đầu tư [ ] [X] [ ] [ ] [ ]

( Relying on investment consultancies )

1 2 3 4 5 a. Danh tiếng công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]

( Good reputation of that company )

b. Quy mô vốn của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ]

( Equity extent of that company )

c. Lợi nhuận của công ty [ ] [ ] [ ] [X] [ ] ( Revenue of that company )

d. Thông tin về công ty trong thời gian gần đây [ ] [ ] [X] [ ] [ ] ( Recent information about that company )

e. Tiềm năng phát triển của công ty [ ] [ ] [ ] [ ] [X]

( Potentiality of that company )

f. Tính thanh khoản cao [ ] [ ] [X] [ ] [ ]

( High liquidity of that security )

g. Tỷ số P/E [ ] [ ] [X] [ ] [ ] ( The P/E rate )

- Về mức độ tin cậy của nguồn thông tin, đa phần các nhà đầu tư cho rằng họ tin cậy nhất nguồn thông tin có được từ các kết quả nghiên cứu rồi đến thông tin từ các địa chỉ web về chứng khoán, các chuyên gia tư vấn đầu tư, các tạp chí và sau cùng mới là bạn bè, người thân và các công ty môi giới chứng khoán.

¾ Điều này chứng tỏ rằng các NĐTNN chủ động rất nhiều trong việc đầu tư. Họ chỉ tin tưởng vào những thông tin được công bố trên các địa chỉ, website có uy tín, còn những thông tin “rỉ tai” và chưa được công bố chính thức không tác động lắm đến tâm lý đầu tư của họ.

- Phần lớn các nhà đầu tư đều tin tưởng vào quyết định đầu tư của mình nên có đến 88,5% nhà đầu tư lựa chọn trên mức trung bình về khả năng sinh lợi của chứng khoán chọn mua. Trong khi đó chỉ có khoảng 22% cho rằng rủi ro mà họ có thể gặp phải khi đầu tư trên mức trung bình. Theo họ rủi ro đó chủ yếu là do chính sách của Nhà nước hay thay đổi có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn như gần đây khi Chính phủ dự thảo Luật thuế TNCN đánh trên cổ tức chứng khoán ( dự kiến 5% ) và đánh trên giá trị chuyển nhượng ( dự kiến 25% ) đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư khiến giao dịch trên thị trường không còn sôi động như trước đây và đa số những ý kiến phản hồi từ nhà đầu tư có liên quan đến dự thảo trên đều cho rằng mức thuế như vậy là quá cao và chưa hợp lý, nếu Chính phủ không xem xét lại thì họ có thể sẽ rút vốn về nước.

- Nhận định về xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư đã đưa ra những đánh giá sau ( xem bng 2.6 )

BẢNG 2.6: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM

Nội dung

( Content )

Điểm (1 – 5)

Marks (1 – 5)

Số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

( The quantity of shares in Vietnamese securities market )

5

Số lượng công ty chứng khoán

( The quantity of the stock companies )

4

Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

( The quantity of investors in Vietnamese securities market )

5

Khối lượng giao dịch

( The volume of deals )

4

Giá trị giao dịch

( The value of deals )

4

- Về phần câu hỏi mở chỉ có khoảng 18% các nhà đầu tư cho ý kiến và đã được người viết tổng hợp trong ph lc 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn bức tranh tổng thể về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua có thể thấy Nhà nước vẫn còn thiên vị cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi bỏ mặc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức của Nhà nước về tầm quan trọng của nguồn vốn này nên bằng những nỗ lực của mình Nhà nước đã và đang làm mọi cách để thu hút một lượng vốn khổng lồ trên thế giới nhằm phát triển đất nước và cũng để phát triển một thị trường tài chính lành mạnh, có chiều sâu đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Dần dần vai trò của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng đã được khẳng định. Lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều và góp phần làm cho TTCK sôi động, phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên để nguồn vốn này thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thì Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa, biết khắc phục những hạn chế và phát huy thế mạnh của mình để đưa Việt Nam “hóa rồng” trong một tương lai không xa.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ( FPI ) VÀO TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

3.1.1. Mc tiêu

Phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

3.1.2. Quan đim và nguyên tc phát trin TTCK

¾ Phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới;

¾ Xây dựng TTCK thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước;

¾ Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để TTCK hoạt động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK;

¾ Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.

3.1.3. Định hướng phát trin TTCK Vit Nam đến năm 2010

1) Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2 – 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 – 15% GDP;

a) Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển.

b) Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết.

2) Xây dựng và phát triển các TTGDCK, SGDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hóa;

a) Xây dựng TTGDCK TP.HCM thành SGDCK với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hóa hoàn toàn.

b) Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC)

c) Thành lập Trung tâm Lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của SGDCK và TTGDCK; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết.

3) Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam.

a) Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh,

nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hóa hoạt động nghiệp vụ.

b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập các công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.

c) Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

d) Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.

4) Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.

a) Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…., tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.

b) Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI ( FPI ) VÀO TTCK VIỆT NAM NƯỚC NGOÀI ( FPI ) VÀO TTCK VIỆT NAM

FPI là hình thức đầu tư rất mới ở Việt Nam. Hệ thống thể chế, luật pháp của Việt Nam cũng chưa đầy đủ và còn mâu thuẫn nhau. Mặc dù vậy, nhu cầu về về vốn đầu tư và những động thái thực tế của kênh đầu tư này trong thời gian gần đây cho thấy tiềm năng to lớn và sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn FPI.

Để thu hút mạnh FPI với điều kiện Nhà nước vẫn chủ động quản lý được kênh vốn này phục vụ cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mình, Nhà nước cần xác định các nguyên tắc, mục tiêu và áp dụng những biện pháp khuyến khích FPI sao cho phù hợp với đặc điểm của vốn FPI và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mới nổi, đang chuyển đổi cơ chế, với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khá cao và mang tính thách thức, cần phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau trong chính sách thu hút FPI :

Thứ nhất, cần nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của vốn FPI, coi đây là kênh

Một phần của tài liệu 580 Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)