THỰC TRẠNG VIỆC THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN

Một phần của tài liệu 580 Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 35)

2.2.1. Tình hình thu hút vn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Vit Nam

2.2.1.1. Sự quan tâm của các NĐTNN đến TTCK Việt Nam.

Đối tượng tham gia mua chứng khoán hiện là các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác. Các nhà đầu tư cá nhân vẫn là nhân tố chính tham gia vào thị trường, chiếm hơn 99% tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán với khối lượng giao dịch đạt hơn 70% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường. Theo thống kê của UBCKNN, tính đến cuối tháng 6/2007, TTCK Việt Nam có 243.809 tài khoản, tăng 2,5

lần so với tháng 12/2006 ( 95.220 tài khoản ), trong đó 242.624 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 1.185 tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức.

TTCK Việt Nam không chỉ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước mà còn có sự tham gia tích cực của NĐTNN thể hiện qua tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của họ tăng nhanh qua các năm ( xem biu đồ 2.1 )

B IỂU Đ Ồ 2 . 1 : SỐ LƯ Ợ N G C P H IẾU NẮM G IỮ BỞ I NĐT N N 0 1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0 0 3 - 0 2 0 9 - 0 2 0 3 - 0 3 0 9 - 0 3 0 3 - 0 4 0 9 - 0 4 0 3 - 0 5 0 9 - 0 5 0 3 - 0 6 0 9 - 0 6 0 3 - 0 7 Tr i u c ph i ế u

Nguồn : Cty CP CK Sài Gòn (SSI)

Nếu như từ năm 2005 trở về trước, vai trò của NĐTNN không nổi bật trên TTCK Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của TTCK, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ rất nhiều nhà đầu tư trong nước mà cả các NĐTNN cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu, thì mãi đến tháng 10/2005 khi NĐTNN được phép nắm giữ tối đa 49% số lượng cổ phiếu niêm yết của một công ty niêm yết thay vì mức 30% như trước đây, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu này mới tăng lên đáng kể.

Hiện có khoảng 5.568 tài khoản giao dịch của NĐTNN ( 5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức ) và có khoảng 260 quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Riêng số

tài khoản cá nhân của các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của NĐTNN

Trong thời gian qua, một phần do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu trên thị trường OTC ít hơn so với thị trường chính thức ( 30% so với 49% ) và do đánh giá thị trường OTC còn đầy những rủi ro chỉ đầu tư mang tính thăm dò nên đa phần các NĐTNN đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư, đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%, đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1% ( xem biu đồ 2.2 )

BIỂU ĐỒ 2.2 : CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU CỦA NĐTNN

T rá i p h iếu c hưa n iê m yết 6 % T rá i p h iếu n iê m yết 2 5 % Cổ p h iếu n iê m yết 6 8 % Cổ p h iếu c hưa n iê m yết 1 % Nguồn: SGDCK TPHCM

Trong số 109 loại cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết tại HOSE hiện đã có 6 loại cổ phiếu ( tính đến ngày 30/06/2007 ) là AGF, GIL, GMD, REE, STB, và TYA đã hết room ( tỷ lệ được phép sở hữu cổ phiếu niêm yết dành cho NĐTNN là 30% đối với ngành ngân hàng và 49% còn lại đối với các ngành khác ). Đáng chú ý là cả 6 loại cổ phiếu trên đều không có cổ phiếu nào nằm trong TOP 5 cổ phiếu có giá cao nhất sàn TPHCM hiện nay. Năm cổ phiếu cao giá nhất gồm BMC, FPT, TCT, SJS, DHG lại

không phải là những cổ phiếu được ưa chuộng nhất. Cổ phiếu “đầu bảng” BMC chỉ được các NĐTNN sở hữu hơn 325.000 cổ phiếu và chiếm tỷ lệ 8,29%, các cổ phiếu còn lại cũng đang còn khá nhiều room cho NĐTNN như DHG còn hơn 1,1 triệu cổ phiếu trong số 3,9 triệu cổ phiếu NĐTNN được phép mua, FPT còn đến trên 27,5 triệu / 44,6 triệu, SJS còn 6,5 triệu / 9,8 triệu và TCT còn 766.000 cổ phiếu ( NĐTNN mới sở hữu 1,02% tương đương với 16.300 cổ phiếu )

Không những vậy, với những cổ phiếu tăng nóng và phi mã trong thời gian qua thì NĐTNN cũng khá thận trọng, ngoài BMC và TCT thì LBM còn đến trên 780 ngàn / 803 ngàn cổ phiếu, SGH dù đồn đoán NĐTNN thu gom nhưng room vẫn còn khá nhiều ( trên 286 ngàn cổ phiếu ) riêng HAX còn đến trên 548 ngàn / 796 ngàn cổ phiếu.

Hai loại chứng chỉ quỹ là BF1 và và VF1 cũng sắp hết room dành cho NĐTNN, chỉ còn chưa đến 5% dù BF1 hiện là loại chứng khoán có giá thấp nhất sàn TPHCM và VF1 mang nhiều “tai tiếng” thời gian qua. ( xem ph lc 1 đính kèm )

Điều này cho thấy từ trước đến nay các NĐTNN chưa bao giờ đầu tư mạnh vào những cổ phiếu có dấu hiệu bị đẩy giá hay tăng quá giá trị thực dù lợi nhuận trước mắt khá cao. Họ chỉ ưa chuộng các loại cổ phiếu giá không quá cao cũng không quá thấp vì nhận thấy triển vọng sẽ lên và có tính thanh khoản tương đối.

Trong số 6 loại cổ phiếu đã hết room dành cho NĐTNN, trừ TYA thì 5 loại cổ phiếu còn lại đều mang tên các doanh nghiệp làm ăn khá hiệu quả trong nhiều năm qua và hầu hết đã được NĐTNN biết đến trước khi đầu tư vào TTCK Việt Nam vì thông tin và tình hình tài chính của họ khá minh bạch. Riêng TYA ( doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên niêm yết ) chưa phải là một “blue chip” đúng nghĩa nhưng được ưa chuộng do cổ đông nước ngoài muốn nắm quyền kiểm soát nên tăng cường mua vào rất lớn.

Các NĐTNN cũng rất chủ động trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư. Trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như NĐTNN luôn giữ một tư thế

độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư trong nước. Trong đợt điều chỉnh đầu tiên của VN-Index xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm, việc mua vào của NĐTNN khi thị trường đảo chiều vẫn hầu như không có gì đột biến. Vào những thời điểm thị trường sụt giảm mạnh khi không khí ảm đạm lộ rõ ở các nhà đầu tư trong nước thì NĐTNN vẫn chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường. Không những thế có nhiều ý kiến cho rằng các đợt “làm giá” trên thị trường vừa qua có sự thao túng không nhỏ của các NĐTNN. Với tỷ trọng nắm giữ từ 20 – 25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các NĐTNN đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5 – 4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện còn khá lớn.

2.2.1.2. Sự tham gia của các tổ chức nước ngoài vào TTCK Việt Nam

Ngay cả khi TTCK Việt Nam còn chưa thành lập, vào năm 1991 đã manh nha có 8 quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn, với tổng số vốn là 417,6 triệu USD. Tuy nhiên họ đã phải rút hết về nước vì không tìm thấy cơ hội, ngoại trừ Dragon Capital.

Từ năm 1999 đến nay làn sóng đầu tư của các quỹ vào Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của SGDCK TPHCM, đến hết ngày 24/12/2003 SGD đã tổ chức được 242 phiên giao dịch, với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường ước hơn 2.700 tỷ đồng cổ phiếu và trái phiếu, trong đó 27% là do các NĐTNN thực hiện. Giao dịch của các NĐTNN sôi động hơn hẳn các nhà đầu tư trong nước. Số liệu của SGDCK TPHCM cũng cho thấy, số lượng NĐTNN mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán tăng hơn 36% so với năm 2002, tập trung nhiều nhất ở công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn ( SSI ). Cùng với sự sôi động trong giao dịch của NĐTNN, sự quan tâm nhiều hơn đối với TTCK của các quỹ nước ngoài thật sự là điểm nổi bật trong những năm vừa qua. Bên cạnh Dragon Capital, trong năm 2003 đã có thêm 2 quỹ

nước ngoài tham gia trên TTCK là Vina Capital và Mekong Capital. VOF là quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiệu quả nhất trong năm 2004 với mức độ tăng trưởng tài sản ròng ( NAV ) là 24,5%.

Đến năm 2006, có thể coi là thời kỳ hoàng kim của TTCK Việt Nam, chỉ với hai báo cáo của tổ chức tài chính Merrilynch ( Mỹ ) một vào tháng 2/2006 và một vào tháng 10/2006, động thái trên thị trường đã thay đổi rõ rệt, các quỹ đầu tư nước ngoài đua nhau đầu tư vào Việt Nam và mở rộng quy mô hoạt động. Gần đây nhất, quỹ đầu tư mạo hiểm GrandFord ( Anh ) đã liên kết với công ty cổ phần quản lý quỹ Phú Lân ( Lion Capital ) để cùng thực hiện việc huy động vốn cho các dự án bất động sản ở Việt Nam. Trước đó không lâu, VinaCapital cũng đưa quỹ Vietnam Infrastructure Limitid ( Quỹ cơ sở hạ tầng Việt Nam ) niêm yết tại sàn chứng khoán London với mã giao dịch “VNI”. VNI là một dạng quỹ đóng với vốn đầu tư ban đầu 402 triệu USD. Đây là quỹ công chúng đầu tiên hoạt động đầu tư chuyên sâu vào các dự án cơ sở hạ tầng thuộc các ngành kinh tế chiến lược của Việt Nam như năng lượng, giao thông, viễn thông, nước… Với việc thành lập VNI, VinaCapital đang nghiên cứu các dự án liên quan đến đường cao tốc, sân bay, đường, nhà máy điện, viễn thông và “chờ đón cơ hội đầu tư từ việc cổ phần hóa tài sản cơ sở hạ tầng của Nhà nước”. Cũng trong năm này, công ty Mekong Capital cũng đã chuẩn bị cho ra mắt quỹ thứ ba, quỹ Azalea Fund với số vốn 100 triệu USD. Mục tiêu chính của Azalea Fund là tập trung đầu tư vào các công ty Nhà nước cổ phần hóa. Có thể nói, sự phát triển của Mekong Capital thể hiện rất rõ qua nguồn vốn đầu tư của các quỹ. Nếu như quỹ đầu tiên của Mekong chỉ có số vốn 18,5 triệu USD thì quỹ thứ hai tăng lên 50 triệu USD và đến quỹ thứ ba, con số này đã tăng gấp đôi như trên. Ngoài ra, còn có hàng loạt các quỹ khác cũng đang chờ UBCKNN cấp phép, trong đó có một quỹ đầu tư của Nhật, dự kiến số vốn 200 triệu USD. Các tổ chức tài chính của Hồng Kông, Trung Quốc cũng đã đặt chân đến Việt Nam thông qua việc thành lập công ty tư vấn đầu tư tài chính với mục tiêu trước mắt là các đợt IPO của các doanh nghiệp Nhà nước lớn cổ phần hóa sắp tới.

Theo số liệu của UBCKNN, hiện có khoảng 206 quỹ đầu tư nước ngoài đã đăng ký tham gia thị trường hoạt động đầu tư thông qua hai hình thức: qua văn phòng đại diện, nhân viên làm việc tại các văn phòng đại diện và đầu tư ủy thác thông qua các đại diện giao dịch ủy quyền. Phần lớn quỹ đầu tư không cho vay tiền mà chỉ mua cổ phần và hạn chế đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp mà một chủ nắm giữ hơn 50% vốn ( trừ Nhà nước ). Lớn nhất hiện nay phải kể đến 3 quỹ đầu tư trên TTCK: Dragon Capital, Vina Capital và Indochina Capital đang nắm giữ gần 4 tỷ USD. Dragon Capital đang quản lý khoảng 1,5 tỷ USD, kế đến là Vina Capital với gần 1,3 tỷ USD và Indochina Capital gần 1 tỷ USD. Ngoài ra còn có các quỹ đầu tư khác với số vốn không nhỏ như VEIL ( 190 triệu USD ) và VGF ( 90 triệu USD ) cũng đã đi vào hoạt động. Các nhà đầu tư tầm cỡ như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase bước đầu có những hoạt động kiểm soát, tìm hiểu thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các quỹ đầu tư nước ngoài đã làm tăng thêm niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam trong thời gian tới

2.2.2. Thc trng ca vic qun lý vn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Vit Nam

2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của NĐTNN trên TTCK Việt Nam

Trong thời gian qua Nhà nước đã trực tiếp điều hành và quản lý giám sát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam thông qua các văn bản pháp lý chủ yếu sau:

• Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của người nước ngoài trên TTCK Việt Nam bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1/ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 có hiệu lực ngày 1/1/2007 thay thế cho Nghị số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK đánh dấu quan trọng cho sự phát triển TTCK Việt Nam

2/ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán năm 2006

3/ Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam

4/ Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam ( thay thế cho Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg )

5/ Quyết định số 289/2004/QĐ-UBCK ngày 27/10/2004 của UBCKNN về tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư đã niêm yết của NĐTNN

6/ Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam

7/ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

8/ Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP

9/ Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư 126/2004/TT-BTC

10/ Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán

11/ Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư 100/2004/TT-BTC

• Các văn bản pháp lý hướng dẫn về ngoại hối có liên quan đến hoạt động đầu tư của NĐTNN trên TTCK bao gồm

1/ Thông tư số 03/2004/TT-NHNN ngày 25/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam

2/ Quyết định số 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 06/12/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của NĐTNN tại TTGDCK.

3/ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối

2.2.2.2. Những mặt tích cực trong công tác quản lý vốn FPI của Nhà nước

Có thể nói rằng thời gian qua TTCK Việt Nam tồn tại và ngày càng phát triển, đạt được những thành tựu như ngày nay phần lớn là nhờ vào công tác quản lý, điều hành của Nhà nước thể hiện qua các văn bản pháp lý trên mà những văn bản sửa đổi, bổ sung sau đều thể hiện sự cải tiến vượt bậc so với những văn bản trước đó chứng tỏ Nhà nước luôn “quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu” nhu cầu của thị trường và kịp thời có những bước điều chỉnh thích hợp, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu 580 Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 35)