Xuất lựa chọn chiến lược (sử dụng công cụ Matr ận QSPM)

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 doc (Trang 80)

Qua phân tích trên cho thấy có nhiều chiến lược có thể thực hiện, tuy nhiên việc để lựa chọn chiến lược nào tốt nhất, phù hợp nhất đối với D&F là vấn đề quan trọng. Do đó, tác giả sử dụng Ma trận QSPM để phân tích theo nhóm các chiến lược S-O và S-T, nhóm các chiến lược W-O và W-T, được tính toán chi tiết tại Điểm 6.1 và 6.2 Phụ lục 4. Căn cứ vào tổng số điểm hấp dẫn của các loại chiến lược có thể lựa chọn, ta rút ra kết luận như sau:

Đối với nhóm các chiến lược S-O và S-T: Chiến lược thâm nhập thị trường có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) là 192; chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm có TAS = 197; chiến lược kết hợp về phía trước có TAS = 162. Do đó, chiến lược được lựa chọn là chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm vì có TAS = 197 là lớn nhất.

Tương tự, đối với nhóm các chiến lược W-O và W-T: Chiến lược được lựa chọn là chiến lược liên kết kinh doanh và thực hiện gia công vì có TAS = 204 là lớn nhất. Tuy nhiên, trong nhóm các chiến lược này thì chiến lược phát triển thị trường cũng có TAS = 197 bằng điểm với chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nên cũng là chiến lược được lựa chọn.

Tóm lại, qua việc phân tích ma trận QSPM và căn cứ vào tổng số điểm hấp dẫn ta có 3 chiến lược được lựa chọn là: chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm; chiến lược phát triển thị trường; và chiến lược liên kết kinh doanh và thực

hiện gia công. Nhưng Chiến lược liên kết kinh doanh và thc hin gia công là quan

trọng nhất đối với D&F hiện nay và theo tác giả đề xuất ưu tiên lựa chọn chiến lược này để thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2020 và cũng vì đây là chiến lược có sốđiểm hấp dẫn cao nhất trong nhóm các chiến lược.

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 doc (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)