Các nguy cơ

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 doc (Trang 67 - 69)

- Về lĩnh vực giết mổ, sự đầu tư mới lò giết mổ của các đối thủ như Vissan,

Sagrifood, Hợp tác xã mua bán TP.HCM, Huỳnh Gia Huynh Đệ... với quy mô lớn,

công nghệ hiện đại tại Dĩ An (Bình Dương), Bến Lức (Long An), ngay sát TP.HCM

sẽ gây nhiều trở ngại cho D&F trong việc tiêu thụ sản phẩm do lợi thế địa lý gần hơn.

- Tiềm năng phát triển mạnh của thị trường phía Nam đã tác động các công ty từ miền Bắc vào mở trang trại, tham gia chuỗi sản xuất khép kín như Công ty Con

Heo Vàng, Đức Việt, Hiến Thành, Ngôi Sao...

- Do sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới, nên D&F phải luôn đối phó với sự thâm nhập của các đối thủ này; đồng thời phải đối phó với việc đối thủ cạnh tranh luôn muốn lôi kéo nhân viên đã có kinh nghiệm và được đào tạo của D&F.

- Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và giá cả cạnh tranh nên nguy cơ mất khách ngày càng cao. - Đại đa số người tiêu dùng tại Việt Nam có thói quen sử dụng thịt nóng (thịt giết mổ và đưa ra tiêu thụ ngay, không qua bảo quản lạnh) đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến các sản phẩm giết mổ công nghiệp như D&F chưa thâm nhập được thị trường tại các chợ truyền thống.

- Tình hình giết mổ lậu tại Đồng Nai vẫn còn phổ biến, nên sự cạnh tranh về giá cả rất gay gắt mà lợi thế luôn không thuộc về D&F. Theo thông tin từ Chi cục Thú y

tỉnh Đồng Nai thì trong 8 tháng đầu năm 2010 có đến 50% gia súc và 10% gia cầm

tiêu thụ nội tỉnh giết mổ không được kiểm soát, thực tế chắc hẳn cao hơn số liệu này. - Do mua bán theo phương thức trả gối đầu (giao lô hàng sau, lấy tiền lô hàng trước), nên dễ bị mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn.

- Theo lộ trình gia nhập WTO, thuế suất các mặt hàng thực phẩm tươi sống và qua chế biến sẽđược cắt giảm, do vậy ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm nhập khẩu, sẽ ảnh hưởng đến thị phần của D&F.

gia súc, bệnh tai xanh ở heo diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi và tâm lý người tiêu dùng. Diễn biến giá heo thịt, gà thịt trên thị trường phức tạp, khó lường.

- Thêm vào đó, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 136/2010/TT-BTC (bắt đầu áp dụng từ quý I/2011), theo đó các chi phí thú y sẽ tăng thêm bình quân từ 68 - 100% so với mức thu trước ngày 28/10/2010, cộng với nhiều khoản thu mới, sẽ làm giá thành các loại thịt gia súc, gia cầm tăng thêm từ 3 - 4%.

Tóm li, ta thấy qua phân tích các yếu tố bên ngoài thì D&F trên mức trung bình

nhưng không cao (2,73), nên phản ứng của D&F đối với môi trường bên ngoài chưa thật sự nhanh nhạy, cần phải cải thiện hơn nữa; Đối với phân tích các yếu tố bên trong thì D&F đạt 2,38 (dưới mức trung bình), điều này cho thấy D&F phản ứng chậm đối với các yếu tố bên trong, do đó D&F cần cải thiện mạnh mẽ các yếu tố bên trong;

Ngoài ra, trong chương này cũng cho thấy các điểm mạnh cần phát huy như công nghệ hiện đại, vị trí thuận lợi; Điểm yếu cần khắc phục như công tác marketing, thị trường tiêu thụ, nhân sự thiếu kinh nghiệm; Cơ hội cần tận dụng như xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng hướng đến sản phẩm sạch, an toàn, tiện lợi, sự phát triển kinh tế thay đổi thói quen tiêu dùng, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

ngày càng nghiêm…; Nguy cơ cần phòng thủ như ngày càng có nhiều đối tác tham gia

Chương 3:

XÂY DNG CHIN LƯỢC CA

NHÀ MÁY CH BIN THC PHM ĐỒNG NAI (D&F) ĐẾN NĂM 2020

Qua phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của D&F tại Chương 2, chúng ta đã thấy rõ những điểm mạnh, hoặc lợi thế cũng như những điểm yếu kém của D&F. Do đó, phải vận dụng xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược và các giải pháp thực hiện chiến lược của D&F từ nay đến năm 2020 sao cho củng cố và tiếp tục phát huy những điểm có lợi của D&F đồng thời khắc phục và hạn chế tối đa những điểm bất lợi đối với D&F.

Một phần của tài liệu Đề tài: Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020 doc (Trang 67 - 69)