Gia nhập WTO là một cơ hội cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Sau thời gian gia nhập WTO nền kinh tế VN đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận là các doanh nghiệp VN cũng gặp phải không ít khó khăn, và vẫn chưa có đủ thế và lực trên trường quốc tế.
Từ những năm trước khi gia nhập WTO chúng ta đã phải đối mặt với những vụ kiện bán phá giá tiêu biểu như vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ năm 2002 cuối cùng phải chịu mức thuế suất bán phá giá ca basa từ 36,84 đến 63,88%, đã gây ra cho người dân nuôi cá không ít lao đao.
Một lần nữa ngành thủy sản của VN lại phải đương đầu với một vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng tôm đông lạnh khi Liên minh tôm miền Nam (SSA) đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Uỷ ban thương mại Quốc tế (USITC) của nước này để kiện 6 nước, trong đó có Việt Nam, bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. Theo phán quyết cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ hai đối với tôm nước cấm nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 – 2007 được Bộ Thương mại
Mỹ (DOC) đưa ra, có 4 DN của VN được miễn thuế chống bán phá giá, 23 doanh nghiệp chịu mức thuế 4,57%, các công ty còn lại phải chịu mức thuế 25,76%. Phán quyết cuối cùng này của DOC đã đẩy con tôm Việt Nam vào thế khó khi cạnh tranh với một số nước đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ. Đây là hai nước cũng cũng bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và còn bị áp thuế cao hơn nước ta nhưng cuối cùng lại được áp thuế thấp hơn nước ta. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh cãi do đó Việt Nam đã kiện lên WTO nhờ phân xử.
Năm 2005 xe đạp VN xuất khẩu sang trị trường EU cũng bị áp thuế chống bán phá giá với mức thuế là 34,5% trong suốt 5 năm, Trong 5 năm áp thuế chống bán phá giá, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất xe đạp đi vào tình trạng phá sản, buộc phải chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh. Cuối cùng đến ngày 15/7 vừa qua thì cũng được bãi bỏ mức thuế này. Trong năm này VN cũng đứng trước vụ kiện bán phá giá giày mũ da nhập khẩu vào EU từ Việt Nam và Trung Quốc EC đã đề xuất các mức thuế sơ bộ đối với VN là 16,8% và 19,4% với Trung Quốc. Mức thuế này được áp dụng theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian 6 tháng, bắt đầu từ mức 4%. Việc áp dụng mức thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giày da của VN, đặc biệt là hơn 500.000 lao động và 80% trong số đó là lao động nữ. Ngoài ra, việc áp dụng mức thuế này cũng gây
ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích chính đáng của người tiêu dùng ở 25 nước thành viên EU.
Sau khi gia nhập WTO chúng ta lại đứng trước những vụ kiện bán phá giá như vụ kiên bán phá giá cá tra năm 2008. Mỹ (DOC) thông báo áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% đối với cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Cá tra phile đông lạnh Việt Nam bị áp mức thuế chống bán phá giá trên 100% khi... review thuế bán phá giá lần này, nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam phải đóng đến 4,22 USD cho một kg cá phi lê đông lạnh. Năm 2009 là năm khó khăn đối với xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, bên cạnh sự sụt giảm về số lượng các đơn hàng ở hầu khắp các thị trường, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt rào cản không dễ vượt qua mà đáng kể nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, năm 2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện.
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngày 31/3/2009, công ty luật King & Spalding LLP, đại diện cho bên nguyên là hai công ty Hilex Poly Co., LLC và Super Corporation đã đệ đơn đến Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm túi PE đựng hàng hóa bán lẻ (polyethylene retail carrier bags) nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan
và Indonesia Nguyên cớ quan trọng nhất dẫn đến bị kiện bán phá giá là giá xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với giá bán mặt hàng cùng loại tại quốc gia nhập khẩu. Ông Lâm Viễn Minh, tổng giám đốc công ty 99 Plastic Packaging (có tên trong 59 doanh nghiệp nhựa Việt Nam bị kiện) thừa nhận, do xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải hạ giá để có đơn hàng, giữ công nhân. Ông Minh dẫn chứng, Wal-mart đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam làm khoảng 800 container (mỗi container tương đương với 20 tấn túi bao bì)/tháng. Wal-mart luôn ép giá thu mua xuống thấp nhất, nếu doanh nghiệp không bán hàng, họ sẽ đi tìm đối tác khác. Và giá trung bình mà các doanh nghiệp nhựa Việt Nam xuất hàng cho Wal-mart rẻ hơn 10% so với giá bán ở thị trường Mỹ.
Trước đó có các vụ: Ấn Độ đã áp thuế chống bán phá giá ở mức cao nhất với hàng sợi nhập từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan; tổng cục Chống bán phá giá Ấn Độ (DGAD) cũng xác định các nhà sản xuất của Việt Nam đã bán sản phẩm đèn huỳnh quang tại thị trường Ấn Độ; hiệp hội Các nhà sản xuất giày Canada khởi kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng đế giày không thấm nước; hiệp hội Công nghiệp giày Brazil - Abicalcado yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số loại giày xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam từ cuối tháng 2/2009…
Các vụ kiện này không chỉ tác động đến một vài doanh nghiệp bị kiện mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới toàn ngành hàng
khi nhiều đối tác nhập khẩu lo ngại, chuyển qua đặt hàng ở các nước khác.
Mới đây Tổng cục Thu nhập thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành thông tư số 98/2010 - Customs, áp thuế chống bán phá giá đĩa DVD, mã HS 8523 (Recordable Digital Versatile Disc) nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đối với Việt Nam: Hàng do Cty Ritex Việt Nam (Ritex Co. Ltd.) phải chịu suất thuế 29,75USD cho 1.000 chiếc và có hiệu lực trong vòng 5 năm.
Ông Adam Mc Carty, Viện nghiên cứu kinh tế Mê Kông cho biết: Khi bị điều tra chống bán phá giá, yếu tố kinh tế thị trường hay phi thị trường sẽ được xem xét.
Nếu Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì trong các vụ kiện bán phá giá, giá trị tính toán sẽ phụ thuộc vào giá của một nước thay thế tương tự để xác định, và thuế bán phá giá của nước nào cao hơn sẽ được áp dụng.
Đây là khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị bất lợi. Cụ thể là trong vụ kiện cá tra, ba sa, mặc dù giá bán trong nước là thấp hơn giá xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng VN vẫn bị coi là bán phá giá vì giá bán sang Mỹ rẻ hơn giá thành sản xuất của nước tham chiếu là Ấn Độ.
Mặc dù WTO có thể phân xử các tranh chấp về bán phá giá nhưng do WTO không có một định nghĩa rõ ràng rằng nền kinh tế
phi thị trường là gì, không có một phương pháp đo lường. Điều này khiến cho WTO hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết các cách tiếp cận tuỳ tiện của các nước khởi kiện.
Trong khi mải miết với cuộc chạy đua xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì chúng ta hầu như bỏ quên mất thị trường nội địa. tạo cơ hội cho hàng nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, không khẳng định được vị thế chủ nhà của mình. Thiết nghĩ các doanh nghiệp VN cần có những chiến lược để khai thác tiềm năng của thị trường trong nước hơn nữa
Mặc dù đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cả nước, đứng thứ 4 trong 10 nước sản xuất giày trên thế giới và lượng giày xuất khẩu đạt kim ngạch hàng năm hơn 4 tỷ USD (dự kiến năm 2010 sẽ là 6,2 tỷ USD), nhưng Hiệp hội Da giày Việt Nam khẳng định 800 doanh nghiệp ngành da giày với năng lực sản xuất khoảng 780 triệu đôi giày dép/năm chỉ chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, bỏ ngỏ thị trường trong nước với sức tiêu thụ hơn 85 triệu dân.
Dạo quanh thị trường Hà Nội, tại những trung tâm bán đồ dùng văn phòng phẩm nổi tiếng như: hiệu sách Tràng Tiền, hiệu sách Hà Nội, phố Lý Thường Kiệt... thì những đồ dùng văn phòng phẩm như từ chiếc dập ghim, cặp file, chiếc kẹp phù hiệu... đến những hộp đựng bút, chặn giấy, bút xoá, bút viết... phần lớn là hàng nhập khẩu, mà chủ yếu từ Trung Quốc.
một trong những doanh nghiệp lớn nhất nước ta trong lĩnh vực hàng văn phòng phẩm, thì bên cạnh những sản phảm mang thương hiệu Hồng Hà nổi tiếng mấy chục năm nay như: bút Hồng Hà, vở Hồng Hà... vẫn có rất nhiều sản phẩm ngoại được bày bán như: cặp file, túi đựng hồ sơ,... thậm chí có cả những sản phẩm nhập khẩu là đối thủ cạnh tranh với sản phẩm Hồng Hà cũng được bày bán tại đây.
Ông Thái, chủ cửa hàng ở phố Lý Thường Kiệt cho biết hiện nay chỉ có khoảng chưa đầy 20% mặt hàng văn phẩm có trên thị trường là sản phẩm trong nước sản xuất được, còn lại hầu hết là hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một thực trạng đáng buồn nữa chính là VN vẫn chưa làm tốt được khâu giải quyết vốn đầu tư, sau khi gia nhập WTO chúng ta đã được đầu tư một lượng lớn nguồn vốn FDI và ODA từ các nước phát triển đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta mở rộng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào những dự án lớn nhưng trong khâu quản lý và đầu tư nguồn vốn chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt. để gây ra những tình trạng thất thoát và chậm trễ trong khâu thi công. Một ví dụ điển hình nhất là vụ PMU, xây dựng đại lộ Đông Tây tại tpHCM vừa qua và nhiều vụ việc khác .v.v.
Các doanh nghiệp VN cần phải chú trọng hơn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Sau một thời gian nhất định nữa, những mặt tích cực và tiêu cực sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Nhưng điều
quan trọng mà chúng ta cần lưu ý ở đây là: những tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO thì đã và đang hiện hữu ở ngành này hay ngành khác, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của nền kinh tế, còn những tác động tích cực của nó nhiều hay ít là hoàn toàn do ý chí, quyết tâm của chúng ta quyết định. Việc thành công nhiều hay ít sau khi nước ta gia nhập WTO phụ thuộc phần lớn vào việc tố chức triển khai linh hoạt các cam kết.
Chương 4: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO