Hiệp định về chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO những thuận lợi và khó khăn (Trang 37 - 40)

Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại cho phép các bên tham gia kí kết hiệp định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, ví dụ các biện pháp áp dụng lên hàng nhập khẩu được bán với giá xuất khẩu thấp hơn “giá trị thông thường” (thường là mức giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu) nếu hàng nhập khẩu bán phá giá đó gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu tham gia kí kết hiệp định. Chi tiết các qui tắc về giám sát áp dụng biện pháp này được nêu trong Hiệp định chống bán phá giá kí kết tại vòng đàm phán Tokyo cuối cùng. Vòng đàm phán Uruguay đã rà soát lại Hiệp định này để giải quyết

nhiều lĩnh vực mà Hiệp định hiện hành còn chưa chính xác và chi tiết.

Đặc biệt, Hiệp định sau rà soát cung cấp các qui tắc chi tiết hơn và rõ ràng hơn liên quan đến phương pháp xác định một mặt hàng bị bán phá giá, các tiêu chí cần xem xét khi quyết định hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, các qui trình cần phải tuân thủ trong việc khởi xướng và tiến hành điều tra chống bán phá giá cũng như việc thực thi và gia hạn các biện pháp chống bán phá giá. Thêm vào đó, hiệp định mới này cũng làm rõ vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện liên quan đến hoạt động chống bán phá giá tiến hành bởi chính quyền nội địa.

Dựa trên phương pháp xác định một sản phẩm xuất khẩu bị bán phá giá, Hiệp định mới bổ sung các điều khoản tương đối cụ thể về những vấn đề như là tiêu chí phân bổ chi phí khi giá xuất khẩu được so sánh với giá trị thông thường “được xây dựng” và các qui tắc để đảm bảo rằng giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm được so sánh công bằng, do vậy không tùy tiện tạo ra hay làm tăng biên độ bán phá giá.

Hiệp định tăng cường các yêu cầu trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tác động đến ngành sản xuất nội địa

phải bao gồm sự đánh giá tất cả các nhân tố kinh tế liên quan trong điều kiện sản xuất của ngành đó. Hiệp định nhấn mạnh thêm định nghĩa thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa”. Ngoài một số ngoại lệ, “ngành sản xuất nội địa” đề cập đến các nhà sản xuất nội địa của toàn bộ sản phẩm tương tự hoặc đến các nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm phần lớn trong toàn bộ sản lượng nội địa của các sản phẩm đó.

Các thủ tục rõ ràng về phương thức khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá và tiến hành điều tra đã được xây dựng. Cùng với đó là các điều kiện đảm bảo rằng các bên liên quan đều có cơ hội đưa ra bằng chứng. Các điều khoản về việc áp dụng biện pháp tạm thời, về việc sử dụng cam kết giá trong vụ kiện chống bán phá giá, và trong thời hạn của các biện pháp chống bán phá giá đã được củng cố. Chính vì vậy, cải tiến đáng kể so với Hiệp định hiện hành bao gồm điều khoản bổ sung trong đó quy định các biện pháp chống bán phá giá sẽ hết hạn sau 5 năm kể từ khi có quyết định áp thuế, trừ khi có quyết định cho rằng, việc chấm dứt áp dụng biện pháp sẽ tái diễn hiện tượng bán phá giá và tiếp tục gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.

Điều khoản mới yêu cầu điều tra chống bán phá giá phải chấm dứt ngay lập tức nếu các cơ quan có thẩm quyền xác định biên độ bán phá giá là tối thiểu (thấp hơn 2% giá xuất khẩu của mặt hàng) hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu là không đáng kể (khi

lượng hàng hóa nhập khẩu từ một nước chiếm ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu của mặt hàng đó vào nước nhập khẩu).

Hiệp định yêu cầu phải có thông báo chi tiết và kịp thời tất cả các quyết định chống bán phá giá tạm thời hay chính thức tới Ủy ban Thực thi Chống bán phá giá. Hiệp định sẽ tạo cơ hội cho các bên tham vấn về bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc thực thi hiệp định hay bổ sung mục tiêu cho hiệp định, và yêu cầu thành lập Ban hội thẩm xem xét tranh chấp.

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO những thuận lợi và khó khăn (Trang 37 - 40)