Hiệp định về các rào cản ki thuật đối với thương mại(TBT)

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO những thuận lợi và khó khăn (Trang 40 - 46)

mại(TBT)

Hiệp định này sẽ mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào Kĩ thuật trong Thương mại được kí kết tại vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phàn và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng như là qui trình kiểm tra và cấp giấy phép không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại. Tuy nhiên, Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó. Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.

Đặc điểm tiến bộ của Hiệp định được sửa đổi này còn thể hiện ở việc xem xét tới phương pháp sản xuất và chế biến liên quan đến đặc tính của hàng hóa. Phạm vi của qui trình đánh giá sự phù hợp được mở rộng và các nguyên tắc được chỉnh sửa chính xác hơn. Các điều khoản thông báo áp dụng cho chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ được nêu chi tiết hơn hiệp định của vòng đàm phán Tokyo. Qui tắc Thực hành đúng (Code of Good Practice) để chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn do cơ quan tiêu chuẩn hóa đề ra được thông qua bởi các cơ quan, tổ chức của khu vực tư nhân và khu vực công được quy định tại phụ lục của Hiệp định này

Chương 3: QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ WTO 3.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO

Tháng 06.1994 Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT.

Ngày 22.11.1994, Bộ chính trị ra công văn 1015 CV/CP-TW chấp thuận nộp đơn gia nhập WTO.

Tháng 01.1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO.

Ngày 31.01.1995 Ban công tác về việc VN gia nhập WTO được thành lập.

Ngày 30.11.1995 Thủ tướng chính phuủ ra công văn 335/QHQT giao cho bộ thương mại phối hợp với các bộ ngành chuẩn bị đàm phán.

Tháng 08.1996 chúng ta đã hoàn thành “Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam” và gửi đến tới Ban thư kí WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác. Bị vong lục giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch định và thưc thi chính sách, và cung cấp thông tin chi tiết thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.

Đoàn đàm phán WTO được thành lập theo quyết định số 296/TTg ngày 07/05/1997.

Ngày 27-28.07.1998 diễn ra phiên họp thứ nhất Ban công tác về việc VN gia nhập WTO tại Geneva. Ngay trong phiên họp này Việt Nam đã chuyển đến ban thư kí 1500 câu trả lời về thương mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có lien quan đến thương mại.

Tháng 11.1998 phiên họp lần hai diễn ra minh bạch hóa chính sách của VN về thương mại hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.

Tháng 7.1999 diễn ra phiên họp lần ba về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách thương mại Việt Nam.

Tháng 7.2000 kí kết chính thức hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì (BTA). Tháng 12.2001 BTA có hiệu lực.

Tháng 11.2000 phiên đàm phán thứ tư, Ban công tác WTO cuối phiên đàm phán đã công nhận Việt Nam cơ bản đã kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách thương mại và chuyển qua giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.

Tháng 4.2002 phiên họp đa phương thứ năm với ban công tác. Việt Nam đưa ra bản chào đầu tiên về hang hóa dịch vụ. Bắt đầu đàm phán song phương với 28 nước có yêu cầu.

Tháng 5.2003 vòng đàm phán thứ sáu WTO diễn ra đề nghị VN cần thực hiện “ Bước Nhảy Lượng Tử” để có thể gia nhập sau 2 năm nữa.

Từ 02-12.12.2003 hiên đàm phán thứ 7 diễn ra tại geneve Thụy Sĩ, Việt Nam trình bản chào lần 3 về chính sách thương mại, chuyển sang bàn thảo “ Một số yếu tố của dự thảo báo cáo gia nhập WTO”.

Tháng 6.2004 diễn ra vòng đàm phán thứ 8 với một số cam kết của VN:

Thực hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối với cả hang hóa và dịch vụ.

Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hang hóa nhập khẩu theo lộ trình cụ thể.

Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê khi gia nhập WTO, các mặt hàng khác bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi gia nhập.

Về Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ trừ một, hai nghĩa vụ cần có thời gian để nâng cao năng lực quản lí (khoảng 2 năm), còn lại các nghĩa vụ khác đều phải tuân thủ.

Về trợ cấp khác liên quan đến hàng công nghiệp, Việt Nam tuyên bố: trợ cấp gắn với tỉ lệ nội địa hóa sẽ xóa bỏ ngay sau khi gia nhập, các hình thức trợ cấp từ ngân sách sẽ bãi bỏ sau 5 năm từ khi gia nhập.

Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho Hoa Kì lúc nào thì cũng sẽ mở cửa thị trường cho các nước thành viên của WTO lúc ấy.

Viêt Nam chấp thuận giảm thuế nhập khẩu bình quân thêm 4% so với lần chào ở phiên họp thứ 7, thuế nhập khẩu bình quân còn 18%.

Việt nam cam kết thực hiện đầy đủ ngay từ khi gia nhập các hiệp định về Sở hữu chí tuệ (TRIPS); Hiệp định về các biện pháp

đầu tư có liên quan đến đầu tư (TRIMS); Hiệp định về giá hải quan; Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT). Từ ngày 07.12.2004 VN tham gia vòng đàm phán thứ chín, Việt Nam và Tổ đàm phán thực hiện 3 công việc. Thứ nhất là, rà soát lại bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.Thứ hai là, thực hiện việc hỏi đáp xung quanh việc minh bạch hóa chính sách của Việt Nam để đánh giá khả năng thực thi các cam kết gia nhập.Thứ ba là, các thành viên nghe lộ trình ban hành các văn bản pháp luật mới của Việt Nam để thực thi các hiệp định của WTO.

Tháng 10.2004 kết thúc đàm phán song phương với EU. Tháng 5.2006 kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kì. Ngày 15.07.2006 phiên đàm phán thứ 12 tại Geneve do thứ trưởng bộ thương mại Lương Văn Tự làm trưởng đoàn.

Ngày 19.07.2006 diễn ra phiên đàm phán thứ 13.

Ngày 07.10.2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của đài hội đồng tại geneve để chính thức kết nạp VN là thánh viên của WTO. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ kết nạp thành viên WTO. Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và giám đốc WTO Pascal Lamy kí nghị định thư gia nhập. Sau đó, văn kiện này sẽ dược trình

lên Quốc hội để xem xét thông qua (theo lịch trình phiên họp Quốc hội Việt Nam sẽ kết thúc vào ngày 5.12.2006) và gửi lại cho ban thư kí WTO. 30 ngày kể từ sau Ban thư kí WTO nhận được bản phê chuẩn này của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Ngày 26.10.2006 , kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam.

Ngày 7.11.2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO những thuận lợi và khó khăn (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)