Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh
doanh, khả năng phân phối hay đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn.
Năng lực tài chính của công ty CDTC được thể hiện trong cơ cấu vốn phù hợp với yêu cầu của một công ty hoạt động trong ngành xây dựng, đó là một cơ cấu vốn với chủ yếu là vốn lưu động.
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sử dụng nguồn vốn của công ty được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 12 : Bảng các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính ĐVT : Đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản có 6.073.596.736 9.793.611.978 18.257.451.889 Tài sản có lưu động 4.071.298.46 7 6.059.487.42 1 14.349.235.809 Tài sản cố định 2.002.271.26 9 3.734.124.557 3.908.216.080 Tổng nguồn vốn 6.073.569.736 9.793.611.978 18.257.451.887 Tài sản nợ lưu động 2.154.506.335 4.138.648.76 4 12.400.612.331 Vốn chủ sở hữu 3.919.063.401 5.654.963.214 5.856.839.556 Hệ số thanh toán hiện hành 1.89 1.46 1.16
Hệ số thanh toán tức thời 2.82 2.37 1.47
Tỷ lệ nợ (%) 35.47 42.26 67.92
Tỷ lệ vốn cố định (%) 64.53 57.74 32.08
Nguồn : Phòng kế toán
− Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = TængTængtµi nîs¶ ng¾nnLu h¹n§éng
Nếu hệ số này quá cao tức là doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài.
Nếu hệ số này cao doanh nghiệp có khả năng lớn nhưng nếu quá cao thì không mang lại hiệu quả vì tiền mặt không sinh lời.
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2008 là 1.16 và hệ số thanh toán tức thời năm 2008 là 1.47
Các chỉ tiêu trên cho thấy hệ số khả năng thanh toán của công ty là thấp cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tài sản lưu động và số lượng vốn công ty vay khá lớn, nhưng điều này không đáng ngại vì do đặc thù việc kinh doanh trong ngành xây dựng, do công ty chỉ cần nhiều vốn khi huy động để thực hiện các công trình, khi có dự án… công ty có thể đưa ra các bản dự án thực hiện công trình để vay tiền từ phía các ngân hàng, công ty chỉ có thể nhận tiền và trả chi trả cho các khoản vay khi hoàn thành và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Điều này làm cho hệ số về khả năng thanh toán của các công ty xây dựng thường không cao.
− Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn và vốn :
+ Tỷ lệ nợ = x100% vèn Tæng tr¶ i ph¶ nî Tæng + Tỷ lệ vốn cố định = x100% n s¶ tµi Tæng Þnh § Cè Vèn
Tỷ lệ nợ của công ty năm 2006 là 35,47% tổng vốn, tỷ lệ này tăng nhanh qua các năm và đến năm 2008 là 67.92 % cho thấy, trong năm 2008 công ty sử dụng phần lớn là vốn vay, tỷ lệ vốn cố định trong tổng số vốn ngày càng thấp dần. Điều này cho thấy công ty ngày càng lớn mạnh hơn, ngày càng thực hiện được nhiều công trình lớn hơn, uy tín của công ty cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên nếu các tỷ lệ này quá cao thì công ty sẽ bị phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài làm cho mức độ rủi ro ngày càng lớn.
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.
Bảng 13 : Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Tài sản Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu đ 4,835,191,000 6,270,560
,641
16,018,014, 896
Lợi nhuận đ 70,763,826 104,653,784 201,876,342
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu % 1.46 1.67 1.26
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn đầu tư % 1.17 1.07 1.15
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn tự có % 2.0 1.85 3.45
Nguồn : P. Kế toán
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x100% thu
Doanh nhuËn Lîi
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = x100% t Çu § vèn Tæng nhuËn Lîi
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = x100% hu së chñ vèn Tæng nhuËn Lîi
Những chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng chứng tỏ công ty đạt hiệu quả kinh doanh càng cao, nhìn vào những chỉ tiêu trong bảng trên ta thấy giá trị của những chỉ tiêu này không lớn đó là vì đặc thù của ngành xây dựng : giá trị của công trình là rất lớn, công trình thi công trong thời gian dài, chi phí cho công trình lớn vì thế công ty phải bỏ số vốn rất lớn đem về doanh thu rất lớn làm cho lợi nhuận dù có lớn nhưng so tỷ lệ với doanh thu và vốn thì không đáng kể. So
về mặt bằng chung các tỷ lệ này với các công ty đối thủ cạnh tranh thì những giá trị này là tương xứng với quy mô của công ty.
Các chỉ tiêu này tăng dần qua các năm cho thấy công ty phát triển không ngừng và ngày càng đạt được lợi nhuận cao hơn.