ĐẦU TƯ NHIỀU HIỆ U QUẢ KÉM

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 84 - 86)

C ải cách hành chính nhằm sắp xếp, tinh giản bộ máy, chống quan liêu cửa quyền, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính ải cách hành chính

Tỷ lệ lãng phí và thất thoát vốn nhà nước chi cho XDCB

ĐẦU TƯ NHIỀU HIỆ U QUẢ KÉM

Hệ số ICOR (số vốn cần thiết để tạo ra 1 đồng tăng trưởng thêm trong GDP) của Việt nam hiện nay được các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhận định là đang ở mức

khá cao, có nghĩa hiệu quảđầu tưđang thấp.

(theo Thời báo Kinh tế Sài gòn số 45 ngày 3/11/2005)

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hệ số ICOR đối với khu vực đầu tư của Nhà nước là ở mức gần 7, khu vực tư nhân có thấp hơn. Còn theo các chuyên gia của Việt Nam, hệ số này đang ở mức trên dưới 5 (hệ số ICOR ở mức 2-3 là trung bình và càng thấp thì càng hiệu quả). Như vậy hiệu quả của nền kinh tế còn thấp vì để đạt được tăng trưởng vẫn phải cần một lượng đầu tư nhiều hơn mức bình thường. Hay nói cách khác,

đóng góp vào tăng trường chủ yếu vẫn là yếu tố vốn chứ khoa học công nghệ hay cải thiện năng suất chưa thật sự có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng để nhìn nhận thực chất hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của đầu tư hiện nay cần phải đánh giá ICOR trong một chuỗi thời gian phát triển của nền kinh tế.

Đóng góp lớn nhưng tác động lan tỏa chưa tốt. Theo ông Võ Trí Thành,

Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế thuộc CIEM, vào những

đầu thập niên 1990, ICOR của Việt nam chỉở mức 2-3. Đây là kết quả của quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tếđược thực hiện từ những năm cuối thập niên 1980 và xuất phát điểm lại thấp.

Từ nửa cuối thập niên 1990 đến nay, ICOR có xu hướng tăng dần theo đà gia tăng đầu tư phát triển của toàn xã hội. Nhìn vào thực chất các luồng đầu tư này, có một số vấn đề rất đáng quan tâm.

Trước hết, trên thực tế các dự án đầu tư lớn từ vốn ngân sách, ODA như phát triển hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông quan trọng, hạ tầng viễn thông… và các dự

án đầu tư của các thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệđói nghèo, thay đổi diện mạo đất nước… Tuy nhiên, tỷ trọng và phân bổ đầu tư còn nhiều bất cập do tập trung quá nhiều vào các khu vực đô thị và trung tâm lớn cùng các vùng phụ cận, lại chưa tạo ra sự thúc đẩy mang tính toàn vùng.

Ví dụ quốc lộ 55 được nâng cấp giúp các tỉnh và thành phố dọc tuyến đường này phát triển nhanh, nhưng lại thiếu các tuyến giao thông tốt mang tính liên kết với các địa phương khác trong khu vực để tạo hiệu ứng lan tỏa. Kết quả là các tỉnh khác cận kề bị

tụt hậu. Điều này cũng diễn ra trong khu vực đầu tư kinh doanh: sáu tỉnh thuộc hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam chiếm tới 70% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); một số tỉnh nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn đã vươn lên và lọt

-85-

vào câu lạc bộ các tỉnh có thu ngân sách một ngàn tỷđồng trở lên, nhưng có tỉnh cận kề đó đến giờ vẫn phải trông đợi bù chi ngân sách cân đối từ Trung ương.

Kế đến là nền kinh tế đang đi vào thị trường hoá với mức độ ngày càng sâu nhưng hiện tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tới 53-55% tổng đầu tư

của toàn xã hội. Ông Thành cho rằng:”Đây là điều rất lạ lẫm với kinh tế thị trường vì càng thị trường hoá thì đầu tư của tư nhân càng phát triển mới đúng”. Theo ông Thành, nguyên nhân hoàn toàn không phải do khu vực tư nhân không có khả năng mà vì nhiều lĩnh vực đầu tư hiện nay Nhà nước chưa cho khu vực tư nhân được tiếp cận, vẫn để

doanh nghiệp nhà nước ôm đồm; nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân còn ngại nhảy vào vì cơ chế chính sách không rõ ràng, không hấp dẫn, như phát triển hạ tầng vùng sâu, vùng xa, dịch vụ công cộng…

Bên cạnh đó, ông Thành cũng cảnh báo một hiện tượng đáng lo ngại diễn ra ở

nhiều nơi: Có những nhóm lợi ích khác nhau đang tìm mọi cách để chia chác “miếng bánh ngân sách nhà nước”; họ lợi dụng quan điểm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để dành phần lớn các dự án phát triển cho doanh nghiệp nhà nước, từđó có điều kiện phục vụ cho lợi ích cá nhân. Đồng thời có địa phương vì muốn thoát nhanh khỏi nghèo nàn đã tập trung đầu tư phát triển quá nhiều mà không tính toán đến hiệu quả thực sự, từđó rơi vào tình trạng nợ nần, nảy sinh nhiều bức xúc xã hội do không kiểm soát

được tham nhũng.

Đầu tư thiên lệch, nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001-2005, cơ cấu đầu tư toàn xã hội đã có những dịch chuyển tích cực theo hướng tập trung cho các mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, trong

đó đầu tư cho lĩnh vực kinh tế chiếm hơn 70% tổng mức đầu tư cả giai đoạn này. Tuy nhiên, mức đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ giai đoạn này chỉ chiếm chưa

đến 5%, một mức đầu tư rất khiêm tốn.

Theo các chuyên gia của CIEM, mức đầu tư không tương xứng này đã gây nên hiện tượng mất cân đối trong phát triển mà điển hình là: năng lực quản lý (thể hiện ở

trình độ của lực lượng lao động, trình độ ứng dụng công nghệ và khả năng phát huy hiệu quả của thiết bị ứng dụng…) đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến tiến trình cải cách nền kinh tế bị chậm lại, hay gặp phải các khó khăn nảy sinh mới như thực tếđã và đang diễn ra.

Theo ông Võ Trí Thành, nếu nhìn tổng thể nền kinh tế, đấy chính là những chi phí cơ hội phải trả trong các dự án được đầu tư mà thiếu sự tính toán mang tính thị

trường; có thể là do năng lực của địa phương yếu kém trong công tác nghiên cứu, khảo sát, quản lý và giám sát quá trình đầu tư, cộng với các hiện tượng tham nhũng khiến các dự án đã không được đầu tư và vận hành theo ý muốn. Biểu hiện rõ nhất là rất nhiều các dự án thuộc nhóm B và C ở các địa phương đã đầu tư thiếu hiệu quả.

Mặt khác, hàng trăm dự án được đầu tư xong, phát huy hiệu quả nhưng không

được quan tâm bảo dưỡng, bảo trì hoặc nghiên cứu để nâng cấp giúp dự án bền vững hơn, khiến cùng với thời gian, nhiều dự án nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng,

-86-

không phát huy hiệu quảđược lâu dài. Hệ thống đê hiện nay đã không chịu nổi một số

trận bão, lụt thời gian gần đây là một minh chứng khá rõ ràng.

Chi phí cơ hội cao dẫn đến hiệu quảđầu tư thấp còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế mà nguyên nhân chủ yếu, theo phân tích của các chuyên gia CIEM, do năng lực của bộ máy điều hành kém. Như kế hoạch huy động trái phiếu của Chính phủ thời gian gần đây luôn đạt kết quả khá cao, nhưng công tác giải ngân nguồn vốn này vào các dự án, công trình cụ thể luôn gặp khó khăn; thậm chí đã có lúc nguồn vốn này bịđọng tới gần hai năm vì không có cơ chế giải ngân phù hợp cho dự án.

“Chi phí cơ hội trong những trường hợp này là rất lớn vì các công trình này bị

chậm đưa vào khai thác khiến nhiều dự án, lĩnh vực khác có liên quan bị phát sinh chi phí, kém hiệu quả hoặc bị đình trệ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến mức đầu tư làm 1 km đường ở Việt Nam có nơi cao gấp hàng chục lần nước ngoài” ông Thành nhận xét.

Ông cho rằng để đầu tư của xã hội có hiệu quả hơn, ngoài các biện pháp cần làm như tính toán chặt chẽ nhu cầu đầu tư, giám sát và quản lý quá trình đầu tư, khuyến khích nhiều hơn khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư phát triển… thì Nhà nước cũng cần tính đến việc phân luồng đầu tư theo hướng nên chú trọng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, giáo dục và dịch vụ khuyến nông trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Bởi trên thực tế các luồng đầu tư vào đây luôn mang lại lợi suất cao nhất và có tác dụng lan tỏa nhanh chóng./.

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)