Ngành Nông –Lâm Ngư nghiệp:

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 36 - 40)

THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬ N

2.3.1. Ngành Nông –Lâm Ngư nghiệp:

Xét về tỷ trọng tổng vốn đầu tư thì ngành này có tỷ lệ tương đối ổn định so với hai ngành còn lại (trong nhóm các ngành sản xuất vật chất). Năm 2001 là 10% và cũng là năm thấp nhất, năm 2003 là cao nhất đạt 18%, nhưng sau đó lại giảm đều và năm 2005 còn 15% và đây cũng là tỷ lệ thấp so với tỷ lệ nói chung của cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư vào nhóm ngành này đem lại lợi nhuận thấp, sản xuất trong ngành này chưa được chú trọng nâng cao năng suất cây trồng, lựa chọn giống mới cho sản xuất chưa phù hợp, việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn có nhiều hạn chế. Vốn đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước và vào các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án trồng rừng. Tuy nhiên, là một tỉnh thuần nông thì khu vực này phải được coi trọng:

-37-

Thứ nhất, nó là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến. Bởi vậy, mức đầu tư thấp vào nông nghiệp sẽảnh hưởng lớn đến hiệu quả của ngành công nghiệp trong tương lai.

Thứ hai, do hiện nay trên toàn tỉnh có gần 80% dân cư sống nhờ vào nông nghiệp, nên đầu tư nhiều vào công nghiệp và dịch vụ sẽ đem lại lợi ích cho một số ít dân cư. Điều này làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa, khả năng sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Tỉnh đang đầu tư hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với khoảng 15.000 ha thanh long, 30.000 ha điều, 15.000 ha bông vải, 20.000 ha cao su, 2.000 ha tiêu, 1.000 ha nho… Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm… Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m3 và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo…

Trong 5 năm qua, tập trung cho mùa vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt kết quả khá, các loại cây trồng có lợi thế chủ yếu đều tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Nền nông nghiệp phát triển khá theo hướng thâm canh. Đặc biệt là một số cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh như: bông vải, điều, cao su, thanh long, mía, đường,… góp phần phát triển công nghiệp chế biến; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hệ thống sản xuất, thâm canh ngày càng có bước chuyển theo hướng sản xuất tập trung, có hiệu quả, được khai thác hợp lý tùy theo từng vùng… Những thành tựu đó sẽ là nền tảng, là bệ đỡ cho sự phát triển của ngành nông nghiệp trong những chặng đường tiếp theo.

Về thuỷ sản: với vùng biển đang quản lý khai thác rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại (hơn 500 loài cá) với nhiều loại hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá mú, cá hồng, cá ngừ... Toàn tỉnh có trên 6.000 tàu thuyền có động cơ với tổng công suất 230.000 HP, sản

-38-

lượng hải sản khai thác hàng năm đạt trên 130.000 tấn. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở phiá Bắc tỉnh ta đã quy hoạch 3.000 ha đất nuôi tôm; vùng ven biển phiá Nam tỉnh có gần 1.000 ha bãi triều phù hợp để nuôi trồng thuỷ sản.

Huyện đảo Phú Quí trên biển Đông rất gần đường hàng hải quốc tế, là tụ điểm giao lưu Bắc - Nam và ngư trường Trường Sa, đảo Phú Quý là tụđiểm thuận lợi cho phát triển ngành khai thác, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải và du lịch. Kết hợp đưa việc nuôi cá nước ngọt ở từng hộ gia đình có 1.700 ha ởĐức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc… nuôi hải đặc sản lồng bè dọc bờ biển đảo Phú Quý. Một thuận lợi của ngành thủy sản là nhân tố lao động, với khoảng 71.000 người chiếm 13,1% tổng số lao động cả tỉnh. Ngư dân có tay nghề truyền thống cao và hầu như đảm nhận toàn bộ dịch vụ hậu cần nghề cá; hiện đang tiếp cận việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mang lại hiệu quả tăng thêm cho nghề.

Trong những năm qua, tốc độ phát triển của ngành khai thác thuỷ sản tăng trưởng hàng năm là 11,3% trên các mặt chủ yếu: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. Lĩnh vực chế biến hải sản có những bước tiến với sự phát triển của các doanh nghiệp cùng sự năng động trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Tiêu biểu là Công ty cổ phần nước mắm Phan Thiết và các doanh nghiệp chế biến nước mắm, hàng năm chế biến đạt 19 triệu lít. Công ty sản xuất nước mắm xuất khẩu ARƠMA bước đầu đã có xuất sang thị trường Nhật Bản. Dựa trên nguồn nguyên liệu thủy sản của tỉnh, các sản phẩm chế biến chủ yếu từ cá và các loại hải sản khác, đặc biệt là sản phẩm nước mắm cá cơm.

Tuy nhiên, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi chưa mạnh, kết quả và hiệu quả đạt được chưa cao, chưa vững chắc còn phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năng suất sản phẩm cây trồng chưa cao, sản phẩm trong nông nghiệp chưa tiêu thụ tốt, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chăn nuôi còn tự phát, chưa có quy hoạch kế hoạch. Kết quả trồng rừng đạt chưa cao, chất lượng trồng rừng thấp, trong 5 năm trồng được 22.000 ha, thấp hơn giai đoạn 1996-2000, công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, chế biến vẫn là khâu yếu trong nông lâm nghiệp. Kinh tế thủy sản còn nhiều mặt hạn chế, chuyển dịch cơ cấu thuyền nghề còn chậm. Kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.

-39-

(tham khảo bảng 4)

Bảng 4: Một số chỉ tiêu Nông-lâm-thủy sản chủ yếu

trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, thời kỳ 2001-2005

Thời kỳ 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2000 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 KH BQ thời kỳ 2001- 2005 (%)

1. Gía trị sản xuất nông, lâm,

ngư nghiệp Tỷđồng - Giá 1994 (nn) Tỷđồng 2,098 2,326 2,507 2,751 3,084 3,475 10.62 + Nông nghiệp 1,400 1,558 1,664 1,818 2,043 2,300 10.44 + Lâm nghiệp 46 48 49 46 46 50 1.59 + Thủy sản 652 720 795 887 995 1,125 11.53 - Giá thực tế Tỷđồng 2,568 2,840 3,242 3,750 4,386 5,206 15.18 + Nông nghiệp 1,686 1,856 2,105 2,429 2,849 3,419 15.18 * Trồng trọt 1,234 1,382 1,548 1,808 2,115 2,496 15.14 * Chăn nuôi 369 389 460 521 623 748 15.16 * Dịch vụ 84 85 98 100 111 175 15.96 + Lâm nghiệp 90 95 104 104 105 126 7.01 + Thủy sản 792 889 1,033 1,217 1,432 1,661 15.97 2. Cơ cấu giá trị sản phẩm (giá TT) - Nông nghiệp % 65.7 65.4 64.9 64.8 65.0 65.7 + Trồng trọt % 189.2 191.9 194.7 203.8 212.6 221.9 + Chăn nuôi % 56.6 54.1 57.8 58.7 62.6 66.5 + Dịch vụ % 12.8 11.8 12.3 11.3 11.1 15.6 - Thuỷ sản % 30.8 31.3 31.9 32.5 32.6 31.9 - Lâm nghiệp % 3.5 3.3 3.2 2.8 2.4 2.4 3. Sản phẩm chủ yếu: * Nông nghiệp - Lương thực 1.000T 393.0 385.5 420.0 420.0 428.4 430.0 1.81 - Lúa 1.000T 321.4 335.2 330.4 334.9 338.4 340.0 1.13 - Ngô 1.000T 34.6 50.3 62.7 85.4 90.0 90.0 21.05 - Cây chất bột 1.000T 75.1 92.8 154.1 191.7 243.8 235.1 25.63 - Bông vải 1.000T 1.7 3.6 4.5 3.1 3.7 6.0 29.29 - Mía 1.000T 279.9 193.3 213.7 255.4 302.1 325.4 3.05 - Cao su 1.000T 0.9 0.9 1.5 2.5 3.0 5.5 45.14 - Điều hạt khô 1.000T 3.5 4.7 7.4 10.5 16.3 17.4 37.72 - Thanh long 1.000T 43.5 57.7 65.1 87.0 89.1 100.0 18.09 - Thịt hơi xuất chuồng 1.000T 22.6 23.8 25.3 27.1 29.1 40.0 12.05 * Thủy sản - Thủy sản đông, khô 1.000T 12.6 13.5 14.5 15.5 16.5 18.0 7.39 - Nước mắm Tr. Lít 19.0 21.0 18.0 19.0 20.0 21.0 2.02

-40-

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)