Ngành Công nghiệp – Xây dựng:

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 40 - 42)

THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI BÌNH THUẬ N

2.3.2. Ngành Công nghiệp – Xây dựng:

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua có chuyển biến khá. Các chính sách, cơ chế quản lý được ban hành tương đối đồng bộ, tạo điều kiện để ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Công tác khuyến công, ưu đãi đầu tư, thu hút đầu tư được quan tâm đúng mức. Sản xuất công nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh tăng khá, một số doanh nghiệp đã mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Tỉnh đã tác động tích cực định hướng phát triển ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn, hình thành một số sản phẩm có lợi thế so sánh, một bộ phận dân cư có kinh nghiệm, tay nghề cao trong ngành công nghiệp trọng yếu, các ngành truyền thống… Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2000-2005 tăng 16,43%. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế rõ nét hơn, kinh tế tư nhân sản xuất công nghiệp năm 2000 chỉ khoảng 50 đơn vị sản xuất công nghiệp với tổng vốn đầu tư 15 tỉ đồng, nhưng nay có hơn 100 công ty và doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn đầu tư 149 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần về đơn vị, tăng gần 20 lần về vốn đầu tư. Một số doanh nghiệp quy mô vừa đã dần xuất hiện như Xí nghiệp muối Vĩnh Hảo, nhà máy đường Bình Thuận, công ty chế biến hải sản Hải Nam, công ty may mặc xuất khẩu Bình thuận…

Một số tiềm năng về hải-nông-khoáng sản được khai thác nhiều hơn, có hiệu quả hơn như sản xuất nước khoáng tăng 13%/năm, khai thác đá xây dựng tăng 35%/năm, chế biến hải sản tăng hơn 10%/năm…Năm 2005, riêng GDP của sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 16,43%. Tăng trưởng một số sản phẩm chủ yếu như: thủy sản đông đạt 10.500 tấn tăng 60% so với năm 2000, hải sản khô đạt 5.600 tấn tăng 36%, nhân hạt điều đạt 4.000 tấn, nước khoáng 37 triệu lít tăng 92%, muối hạt đạt 6.000 tấn ….

Bình Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp chế biến, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, vừa tạo đầu ra ổn định hơn cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. Thế nhưng mức độ quan tâm đầu tư cho công nghiệp chế biến vẫn còn hạn chế, vấn đề kỹ thuật còn ở mức lạc hậu, thậm chí chưa đề cập tới như: công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, công nghệ chế biến thức ăn gia súc… Vì vậy để cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao cho thị trường trong nước và quốc tế thì vấn đềđầu tư cho công nghệ là cần thiết.

-41-

Công nghiệp cơ khí và hàng tiêu dùng chiếm khoảng 17% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, quy mô nhỏ, tập trung ở khu vực thành phố Phan thiết. Sản phẩm chủ yếu gồm: cấu kiện thép vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, bao bì, may mặc…

Công nghiệp khai khoáng tương đối hơn, chiếm khoảng 28% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 9 loại khoáng sản khác nhau: dầu thô, đá xây dựng, cát thủy tinh, sa khoáng, bột Zircon, bentonit… việc đầu tư khai thác một số khoáng sản sẽ tạo điều kiện cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở Bình Thuận phát triển mạnh. Có thể nói đây là một ngành công nghiệp mới, có triển vọng, một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp Bình Thuận.

Trong 5 năm qua, với mức đầu tư bình quân 25%/năm cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế: đa số quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công nghiệp chế biến chưa nhiều, việc đổi mới công nghệ chỉ mới tập trung ở một số doanh nghiệp có điều kiện, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, thị trường nguyên liệu chưa ổn định… Nhưng có thể nói, trong xu thế hiện nay, với những gì đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp sẽ tăng cường đầu tư nhiều hơn để góp phần quan trọng thực hiện định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bng 5: Mt s ch tiêu Công nghip ch yếu

trên địa bàn tnh Bình Thun, thi k 2001-2005 Thời kỳ 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2000 2001TH 2002TH 2003 TH 2004 TH 2005 KH BQ thời kỳ 2001- 2005 (%) 1. Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷđồng 832 965 1,110 1,293 1,536 1,800

Chia ra: - Công nghiệp

QD Tỷđồng 315 354 340 300 280 360 2.72 - Công nghiệp ngoài QD Tỷđồng 516 610 758 973 1,226 1,380 21.75 - Công nghiệp có vốn ĐTNN Tỷđồng 1 1 12 20 30 60 125.46 2. Giá trị tăng thêm Tỷđồng 317 357 407 466 473 542

-42- Chia ra: - Công nghiệp

Một phần của tài liệu hieu qua su dung von binh thuan (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)