Đối với việc điều chỉnh và phân bổ lợi thế thương mại (Goodwill)

Một phần của tài liệu 594 Thực trạng và giải pháp để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 66 - 67)

Lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng. Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt[ ]1. Thế nhưng trong Thông tư 23 không có những hướng dẫn cho việc điều chỉnh lợi thế thương mại khi hợp nhất bảng cân đối kế toán. Trong thực tế các doanh nghiệp lập báo cáo hợp nhất đã được khảo sát cũng không tiến hành điều chỉnh lợi thế thương mại do công ty mẹ là đơn vị bỏ vốn thành lập các công ty con ngay từ ban đầu, vì vậy không phát sinh lợi thế thương mại.

Tuy nhiên, hiện nay việc mua doanh nghiệp để nắm quyền kiểm soát đã bắt đầu phổ biến. Do đó, trào lưu hợp nhất giữa các doanh nghiệp cùng ngành, thậm chí là các doanh nghiệp khác ngành sẽ diễn ra mạnh mẽ. Khi đó, tất yếu sẽ phát sinh lợi thế thương mại trong việc hợp nhất doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Tài Chính cần bổ sung việc hướng dẫn cho việc điều chỉnh lợi thế thương mại khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ kế toán (hiện nay Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 21 hướng dẫn việc điều chỉnh lợi thế thương mại khi lập báo cáo hợp nhất tại thời điểm sớm nhất sau khi công ty mẹ mua công ty con).

Để điều chỉnh lợi thế thương mại khi lập bảng cân đối kế toán hợp nhất từ năm thứ hai trở đi sau khi hợp nhất kế toán cần thực hiện các bút toán điều chỉnh như sau:

- Điều chỉnh lợi thế thương mại:

Giảm KM “Đầu tư vào công ty con” Tăng KM “Lợi thế thương mại”

Giảm KM “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu” Giảm KM “ Thặng dư vốn cổ phần”

Giảm KM “Vốn khác của chủ sở hữu” Giảm KM “Cổ phiếu quỹ”

Giảm KM “ Chênh lệch đánh giá lại tài sản” Giảm KM “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” Giảm KM “Quỹ đầu tư phát triển” Giảm KM “ Quỹ dự phòng tài chính”

Giảm KM “Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” Giảm KM “ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” Giảm KM “Nguồn vốn đầu tư XDCB”

Giảm KM “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” Giảm KM “Nguồn kinh phí”

Giảm KM “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” - Phân bổ lợi thế thương mại:

Giảm KM “Lợi thế thương mại”

Giảm KM “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”

Một phần của tài liệu 594 Thực trạng và giải pháp để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)