Ở VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 1 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CTTC TẠI VIỆT NAM
2.2.1. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CTTC TẠI VIỆT NAM
So với các quốc gia phát triển trên thế giới, thị trường CTTC ở Việt Nam cĩ phần giới hạn hơn do quy định của Pháp Luật hiện hành chỉ được áp dụng CTTC đối với động sản. Trong khi đĩ nhu cầu của thị trường về bất động sản ở Việt Nam đang ở mức rất lớn. Chính vì vậy đây là một hạn chế đầu tiên của hoạt động CTTC tại Việt Nam so với các
nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện một quốc gia cĩ nền kinh tếđang phát triển như Việt Nam, mặc dù những hạn chế về bất động sản thì nhu cầu về sử dụng dịch vụ CTTC vẫn là một nhu cầu rất thiết thực và rất lớn. Lý do cơ bản của nhu cầu này xuất phát từ những khía cạnh sau:
Trước hết là tình trạng thực tế của máy mĩc thiết bị hiện cĩ của các doanh nghiệp Việt nam khá lạc hậu so với khu vực và thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động quy mơ tài sản cố định nhỏ bé, máy mĩc thiết bị cũ, cơng nghệ hàng chục năm vẫn chưa thay đổi. Theo Cơng bố của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam gần đây cho biết, hiện, chỉ cĩ 10% doanh nghiệp trong nước cĩ cơng nghệ hiện đại; 38% ở mức trung bình, cịn lại 52% thuộc loại lạc hậu và rất lạc hậu. Trong khi đĩ, khi tiêu chí đểđạt trình độ nước cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ cao phải là trên 60%. Đặc biệt một số lĩnh vực như: sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt - nhuộm,… tỷ lệ cơng nghệ lạc hậu càng chiếm tỷ trọng rất cao. Theo số liệu điều tra, hiện nay cĩ đến 73% nhà xưởng của các doanh nghiệp là chắp vá. Và chỉ cĩ từ 1 đến 5% sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam làm ra đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế.
Hình 2.1: Trình độ máy mĩc thiết bị, cơng nghệ một số ngành của các DN VN -
Như vậy, để đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, chắc chắn rằng các doanh nghiệp của Việt nam sẽ chẳng thể vẫn tiếp tục thế “bình chân” sử dụng những cơng nghệ lạc hậu để tạo ra các sản phẩm khơng thể cải tiến về chất lượng trong khi giá thành sản phẩm luơn ở mức cao. Đĩ là chưa kể đến yêu cầu gia tăng sản lượng để mở rộng thị phần. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới máy mĩc thiết bị và cơng nghệ của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới sẽ rất lớn. Đây là một cơ sở hết sức quan trọng là nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ CTTC.
Thực tế cũng chứng minh rằng xu hướng trên đã diễn ra đúng theo dự báo. Con số thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2006, tính riêng nhập khẩu máy mĩc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng kim ngạch đã đạt tới 6,63 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm 2005. Trong đĩ, máy mĩc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng được nhập khẩu nhiều nhất từ Nhật Bản, kim ngạch đạt 1,38 tỷ USD, chiếm 20,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Trung Quốc, kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 18,1%. Nhập khẩu máy mĩc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ các nước cĩ cơng nghệ cao tại châu Âu và Mỹ cũng tăng lên trong năm 2006, cụ thể kim ngạch nhập khẩu từ Đức đạt 561,9 triệu USD, từ Mỹ đạt 225,9 triệu USD, từ Italia đạt 135,3 triệu USD, từ Pháp đạt 123,5 triệu USD và nhập khẩu từ Bỉđạt 108,8 triệu USD. Lý do thứ hai cho nhận định về đường hướng phát triển của thị trường CTTC là số lượng doanh nghiệp của nước ta đang rất lớn nhưng lượng vốn của các doanh nghiệp lại rất nhỏ bé. Tính đến cuối 2006 cả nước cĩ trên 72.000 doanh nghiệp đang hoạt động, kể cả khu vực quốc doanh và ngồi quốc doanh, với tổng số vốn gần hai triệu tỷ đồng. Lượng vốn này qui đổi ra đơla Mỹ cho ta nhận ra rằng qui mơ vốn của tồn bộ doanh nghiệp VN chỉ
tương đương một tập đồn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Nếu tính lượng vốn bình quân đối với một doanh nghiệp ở VN thì mỗi doanh nghiệp chỉ cĩ lượng vốn vào khoảng 23,95 tỷđồng.
Bảng 2.1: Quy mơ vốn của các DN Việt nam
Quy mơ vốn Tỷ lệ
Dưới 50 tỷ VNĐ 90.25% 50 – 500 tỷ VNĐ 9.27% Trên 500 tỷ VNĐ 0.48%
Như vậy, với nhu cầu đổi mới trang thiết bị trong điều kiện nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp thì việc tìm đến một nguồn tài trợ là điều mà các doanh nghiệp phải nghĩ tới. Ở thị trường Việt Nam, tín dụng của các NHTM đã gánh vác trách nhiệm này trong một thời gian rất dài. Vì vậy theo thời gian, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn của khách hàng ngày càng hạn chế dần. Các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng đầy đủ khá nhiều các
điều kiện của các NHTM mới cĩ được cơ hội sử dụng nguồn tài trợ này, trong đĩ đặc biệt là các điều kiện về tài sản thế chấp, điều kiện về uy tín trong quan hệ tín dụng với các NHTM,…
CTTC ra đời trên thị trường Việt nam được đánh giá là một giải pháp tốt để hỗ trợ cho doanh nghiệp và giải quyết một phần gánh nặng tài trợ vốn mà các NHTM đang gặp phải. Sự ra đời của các Cty CTTC cũng là một tất yếu theo quy luật phát triển của thị trường. Với đặc trưng khơng cần tài sản đảm bảo và những tiện ích thiết thực khác của loại hình dịch vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cĩ nhiều cơ hội để giải tỏa nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển. Và như vậy, cĩ thể nĩi trên thị trường CTTC Việt Nam, cầu của cho thuê tài chính đang rất lớn.