Trái phiếu Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 586 Thị trường trái phiếu Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)

II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

1.2Trái phiếu Chính quyền địa phương

1. Thị trường phát hành trái phiếu

1.2Trái phiếu Chính quyền địa phương

Việc phát hành TPCQĐP bắt đầu được triển khai từ đầu những năm 90. Trái phiếu được phát hành nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản của trung ương cũng như địa phương. Bộ Tài Chính phối hợp với các bộ, ngành, và các địa phương xây dựng đề án huy động vốn thông qua hình thức phát hành TPCQĐP và lãi suất của trái phiếu sẽ do Bộ Tài Chính quy định. Trái phiếu được phát hành chủ yếu thông qua ba hình thức, đó là: bán lẽ qua Kho bạc Nhà nước (chỉ thực hiện tới năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK (số lượng phát hành không nhiều) và bảo lãnh phát hành thông qua các NHTM và các Công ty chứng khoán (đây là kênh phát hành chủ yếu).

Từ khi loại trái phiếu này được triển khai phát hành, Bộ Tài Chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ), khu đô thị mới Định công (50 tỷ), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ), xi măng Bút Sơn (122 tỷ), xi măng Anh Sơn (7,6 tỷ), và một số trái phiếu công trình của các địa phương khác như Tiền

Giang (25 tỷ), Bình Thuận (59 tỷ), Khánh Hòa (50 tỷ)… Riêng Tp. HCM đã thực hiện phát hành trái phiếu đô thị để xây dựng đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15 với thời hạn 3 năm, lãi suất 15%/năm, thanh toán 6 tháng một lần, trái phiếu được phát hành qua mạng lưới Kho bạc Nhà nước tại Tp. HCM từ tháng 08/1994 đến tháng 03/1995 với tổng số tiền huy động được là 25,2 tỷ đồng.

Nhìn chung, thị trường TPCQĐP ở giai đoạn này còn khá sơ khai, mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Phải chờ cho đến khi nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ra đời trong đó có quy định rõ hơn về việc phát hành TPCQĐP thì hoạt động của mãng trái phiếu này mới bước sang một thời kỳ phát triển mới.

Trong năm 2003, Tp.HCM đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các loại kỳ hạn 2, 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố với đối tượng mua là các công ty bảo hiểm, NHTM, Quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vina Capital, công ty tài chính… Để thu hút các nhà đầu tư, lãi suất của trái phiếu này được quy định là cao hơn nhưng không được vượt quá 0.2% so với lãi suất của TPCP cùng kỳ hạn.

Với 2.000 tỷ được phát hành trong năm 2003, 1.400 tỷ phát hành trong năm 2004 có thể nói việc phát hành trái phiếu đô thị đã phần nào thành công so với kế hoạch đặt ra là phải thu hút mỗi năm 2.000 tỷ trong giai đoạn 2003-2005 cho ngân sách thành phố. Thành công này một phần có được là do lãi suất của trái phiếu đô thị cao hơn 20 điểm so với lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. Trong năm

2005, Tp. HCM có kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu với các kỳ hạn 5, 10, 15 năm nhưng do nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội không nhiều và lãi suất thị trường đang tăng nên đến nay mới chỉ phát hành được khoảng 150 tỷ đồng.

Từ thí điểm của TpHCM, các địa phương khác có ưu thế về nguồn thu ngân sách cũng đã bắt đầu quan tâm đến hình thức huy động vốn này như: trái phiếu Đồng Nai được phát hành trong những tháng đầu năm 2005 theo phương thức bán lẻ (chủ yếu là vận động) và bảo lãnh phát hành, với mục đích huy động vốn cho công trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới; và thành phố Hà Nội cũng đang có kế hoạch để phát hành trái phiếu địa phương.

Mặc dù đã có những bước đầu thành công nhưng nhìn chung thị trường phát hành TPCQĐP vẫn còn những hạn chế như:

- Tư tưởng lệ thuộc và ỷ lại của chính quyền các địa phương vào nguồn trợ cấp từ ngân sách trung ương còn tương đối lớn. Nhiều địa phương chưa chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư và chưa nhận thức được vai trò, hiệu quả của việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu.

- Nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá, nhưng nước ta vẫn là nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng nguồn vốn tiết kiệm để đầu tư còn thấp. Chính các yếu tố này đã làm hạn chế khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô của thị trường TPCQĐP.

- Hệ thống khuôn khổ pháp luật cho việc phát triển TPCQĐP chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Các quy định về việc phát hành trái phiếu còn chưa theo kịp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế.

- Phần lớn các địa phương ở trong tình trạng bội chi ngân sách, do vậy mà mức độ tín nhiệm của người đầu tư đối với chính quyền các địa phương này chưa cao. Mặt khác, lãi suất trái phiếu chịu sự khống chế của Bộ Tài Chính cũng là một nguyên nhân cản trở sự thành công của các đợt phát hành TPCQĐP.

Một phần của tài liệu 586 Thị trường trái phiếu Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 52 - 55)