Đào tạo nhân lực phục vụ cho tiếp thị, khuyến ngư, tìm kiếm thị

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 81 - 86)

- Giá thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3.5. Đào tạo nhân lực phục vụ cho tiếp thị, khuyến ngư, tìm kiếm thị

trường tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước.

Nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trên mọi lãnh vực, vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác tiếp thị, khuyến ngư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước là nhiệm vụ mang tính bức thiết, nhất là nước ta đã chính thức gia nhập vào tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006 và là thành viên thứ 150 của tổ chức này.

Việc đào tạo nhân lực này phải hết sức thực tế mới mang hiệu quả cao. Vì muốn thực hiện tốt mọi vấn đề, tất cả phải dựa vào nguồn lực của con người. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo , cụ thể là công nghệ thông tin, cả thế giới đang nổi lên những vấn đề bức xúc và nóng bỏng như toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, nền kinh tế tri thức, sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao… Đó là những vấn đề được đặt ra cho các nước đang phát triển mà nội hàm của nó cũng

chưa được minh định rõ ràng. Có thể nói, các nước đang phát triển đang vừa làm vừa tìm hiểu; vừa tiếp cận vừa vận hành.

Đối với Việt Nam chúng ta cũng vậy, các doanh nghiệp chế biến và nhà nước cùng các hộ nuôi cá phải chuẩn bị cho mình nguồn nhân lực thật tốt để thực hiện các mục tiêu mà đơn vị của mình mong muốn. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, basa cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện như vừa kể trên, thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo thường xuyên nhân viên của mình.

- Đào tạo nhân lực phục vụ cho tiếp thị:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về kinh doanh, tiếp thị, xuất nhập khẩu, quản lý kinh doanh,… cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong ngành thủy sản.

Để đào tạo nhân viên làm công tác tiếp thị, đây là nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao nên đòi hỏi các doanh nghiệp cần tuyển chọn nhân viên được đào tạo chuyên ngành tiếp thị, quãng cáo của các trường Đại học kinh tế trong nước, bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ tiếng anh là hết sức quan trọng, vì công tác có liên quan đến việc tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân của nước ngoài.

Các nhân viên tiếp thị cần được đào tạo chính qui và bản thân nhân viên tiếp thị phải nhiệt tình, yêu thích công việc này, xem như đây là một nghề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính nghệ thuật, để có thể nghĩ ra những chiêu thị mới không trùng với các chiêu thị của các doanh nghiệp khác, các nhân viên tiếp thị cần trải qua kinh nghiệm thực tiển thì mới có thể làm tốt công tác này.

- Đào tạo nhân lực phục vụ cho khuyến ngư:

Xây dựng hoàn chỉnh chương trình quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân, nhằm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản phẩm sạch. Tổ chức huấn luyện về khuyến ngư cần có chương trình, thời gian huấn luyện thích hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Quan tâm huấn luyện về trình độ thực thi pháp luật, về thị trường và đạo đức, kỹ thuật sản xuất sản phẩm sạch và các biện pháp bảo vệ môi trường sản xuất.

Đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến ngư về trình độ nắm bắt thông tin và phân tích thị trường để giới thiệu và hướng dẫn ngư dân kế hoạch sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Chọn lựa quảng bá, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ và triển vọng phát triển của địa phương; tạo thêm cơ hội phát triển công việc làm.

Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại cán bộ khuyến ngư, để cán bộ làm công tác khuyến ngư thạo về lý thuyết, giỏi về thực hành. Sử dụng đa dạng các hình thức khuyến ngư, đặc biệt phải giải quyết tốt về qui trình, công nghệ ở các mô hình trình diễn kỹ thuật, để các mô hình đó phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nuôi trồng thủy sản An Giang.

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng triển khai và ứng dụng tốt. Chọn lựa những con em tại địa phương nơi có nghề nuôi thủy sản phát triển, có khả năng trình độ để đào tạo thành những kỹ thuật viên am tường địa bàn hoạt động, biết làm việc và làm việc nghiêm chỉnh, có hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi về thông tin thị trường, hội thảo chuyên đề, xây dựng các mô hình trình diễn… để kịp thời chuyển giao đến ngư dân những tiến bộ khoa học, công nghệ mới về nuôi trồng thủy sản; chọn lựa, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ ngư dân và triển vọng phát triển thủy sản của địa phương.

Quan tâm nâng cao ý thức nhân dân về bảo vệ môi trường. Tổ chức các lớp huấn luyện ngắn hạn định kỳ cho ngư dân và thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường và kỹ thuật phòng trị bệnh cá.

Triển khai thực hiện rộng rãi Qui trình nuôi thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế SQF1000 (qui trình của công ty SGS, Thuỵ Sĩ) cho người nuôi.

- Đào tạo nhân lực phục vụ cho tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước:

Các doanh nghiệp chế biến cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho việc tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để thực hiện các công việc sau đây:

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước, giúp chủ doanh nghiệp và ngư dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu của khác hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa thủy sản tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Những nhận định về triển vọng đầu tư tài chính cho phát triển tỉnh An Giang:

. Thuận lợi:

Qua khảo sát thực trạng phát triển thủy sản của tỉnh An Giang trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy các mặt thuận lợi sau:

Một là, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, với cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng về đầu tư, về tín dụng để mở rộng sản xuất và xuất khẩu đã thực sự tạo khí thế mới, động lực mới cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, mở ra những lợi thế và thời cơ để ngành thủy sản phát triển nhanh hơn và vững chắc hơn trong thời gian tới, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Hai là, nghề nuôi thủy sản ở An Giang là nghề truyền thống của ngư dân trong tỉnh, đã có tác dụng tích cực về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất. Song song với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường, ngư dân An Giang có trình độ sản xuất cao, biết tận dụng nguồn thức ăn giàu chất đạm có sẵn tại địa phương kết hợp thức ăn công nghiệp, rút ngắn thời gian nuôi, tận dụng lao động trong gia đình lấy công làm lời, sản xuất nhân tạo con giống… các yếu tố trên đã làm góp phần hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng dần thu nhập cho ngư dân.

Ba là, các doanh nghiệp cũng thực hiện các giải pháp tích cực để giảm giá thành sản xuất như: thường xuyên đảm bảo dây chuyền sản xuất (300 ngày/năm) để tăng sản lượng chế biến, giảm khấu hao, giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, giảm tỷ lệ hao hụt trong chế biến, tăng giá trị sản phẩm thu hồi…đó là các yếu tố quan trọng để tăng sức cạnh tranh của hàng thủy sản An Giang trên thương trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bốn là, thị trường xuất khẩu thủy sản đang có xu hướng mở rộng, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng có khuynh hướng gia tăng nên sẽ rất thuận lợi cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới. Hiện nay trước tình trạng dịch cúm gà đang lan tràn, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các loại thủy sản làm cho nhu cầu tăng.

Năm là, về mặt tổ chức quản lý đã bước đầu thực hiện được sự gắn kết trong sản xuất giữa người nuôi và doanh nghiệp, đặc biệt là có hướng cho ngư dân tham gia vào các hợp tác xã và câu lạc bộ, đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ hợp tác hóa trong sản xuất làm nền tảng cho việc bảo đảm quyền lợi chính đáng đối với người sản xuất.

Sáu là, nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của An Giang, trong đó cá tra, basa là sản phẩm thủy sản đặc trưng, là sản phẩm có giá trị hàng đầu trong cơ cấu sản xuất của tỉnh. Với cơ sở những ao hầm, mô hình R.A, mô hình R.A.C, V.A.C vườn đồi… hiện có bên cạnh những tiểu vùng đê bao đang phát triển rộng khắp trên đồng ruộng An Giang cùng với nguồn lao động dồi dào,… là điều kiện vô cùng thuận lợi để nghề nuôi thủy sản của An Giang tăng tốc trên các mặt năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 81 - 86)