Về tiêu thụ.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 74 - 75)

. Giống nuôi thủy sản:

3.3.2. Về tiêu thụ.

* Thị trường trong nước.

Các công ty chế biến cần gia tăng nhiều hơn nữa việc chế biến các sản phẩm có GTGT và trang bị tủ cấp đông để bảo quản hàng hoá tại các chợ để giới thiệu và mở rộng thị trường cũng như thị phần tiêu thụ nội địa. Các sản phẩm tiêu thụ nội địa sẽ được đưa đến tất cả các vùng miền trong cả nước và bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm (dạng sản phẩm làm sẳn, sản phẩm GTGT và fillet đông lạnh) và bán tại các chợ (dạng tươi sống, fillet đông lạnh).

Hơn nữa, để đảm bảo thu mua hết nguyên liệu cho người sản xuất thì sẽ có một lượng cá không đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu nên phải tiêu thụ nội địa, tuy nhiên bằng công nghệ chế biến tiên tiến sẽ cải thiện đáng kể chất lượng loại cá này và sẽ được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa.

Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản, để người dân an tâm và ổn định sản xuất theo kế hoạch.

* Thị trường nước ngoài.

Thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng và thị phần sẽ cân đối hơn hiện nay. Tuy nhiên, Mỹ, các nước EU vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ lớn mặc dù thị trường Mỹ vẫn sẽ gây khó dễ cho ta bởi các rào cản kỹ thuật và thương mại.

Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu cho ngư dân, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.

Tích cực thu thập thông tin về thị trường nước ngoài, giúp chủ doanh nghiệp và ngư dân có định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo yêu cầu

của khác hàng (tiêu chuẩn, chất lượng), cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả theo kế hoạch chung.

Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Mở rộng những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, tăng tỷ trọng hàng GTGT, các mặt hàng chế biến sẵn vẫn sẽ có nhu cầu lớn tropng thời gian tới như chả cá, xúc xích sandwich, bánh mè…

Cần phát triển thị phần xuất khẩu, tránh quá tập trung vào vào một thị trường. Hiện nay, thị trường Mỹ đang gặp khó khăn nhưng bù lại thị phần xuất khẩu vào châu Âu đang có chiều hướng tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Vì vậy, đến năm 1010 thị trường Châu Âu sẽ giữ ở mức 55%, thị trường Mỹ 18%, xuất khẩu vào Nhật Bản những năm qua đang có chiều hướng giãm dần nhưng nói chung thị phần Nhật Bản không lớn lắm và giữ khoảng 2% vào năm 2010, thị trường Châu Á khác (trừ Nhật) 15%, thị trường Úc 5% và các thị trường khác 5%.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 74 - 75)