Các giải pháp về tín dụng để phát triển ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 77 - 78)

- Giá thuê đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản.

3.4.2. Các giải pháp về tín dụng để phát triển ngành thủy sản.

Ngành ngân hàng thương mại đã cải tiến và đổi mới tích cực trong thời gian vừa qua, việc này đã đem lại cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên so với nhu cầu về vốn vay, nhu cầu thanh toán quốc tế của doanh nghiệp, và nhất là việc thanh toán các ngân hàng sở hữu nhà nước vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình đổi mới, qua kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới, thì hệ thống ngân hàng chúng ta cần phải:

Cải tiến nghiệp vụ tín dụng để các doanh nghiệp dân doanh và dân cư có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn vay ưu đãi và vay trung hạn dài hạn. Ngân hàng nhà nước nên nhanh chóng chủ động phối hợp cùng các ngân hàng thương mại tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và xác lập cơ chế thanh toán quốc tế với các nước là thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của ta lần đầu, hoặc các nước có hệ thống ngân

hàng theo cơ chế thị trường chưa rõ ràng. Điều này đang rất cần cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường các nước chậm phát triển hoặc đang chuyển đổi nền kinh tế.

Hiện nay, việc Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu với hạn mức cho vay được tính hàng năm là một bước tiến trong quá trình cải tiến nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, cần áp dụng hình thức cho vay thấu chi để đáp ứng nhu cầu trả lương cho công nhân của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp chưa thu hồi được hàng bán của mình, hoặc trả tiền cho khách hàng bán nguyên liệu cho mình… Nhưng việc cho vay thấu chi các ngân hàng nên áp dụng đối với một số khách hàng truyền thống của mình.

Chính phủ nên thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm để đáp ứng nhu cầu thực tế đầu tư của một số doanh nghiệp và một bộ phận dân cư. Loại hình đầu tư này mang tính rũi ro cao và tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một số ngành mới, một số thị trường mới, hoặc nhu cầu vốn cho các doanh mới bắt đầu khởi sự thường các ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển) từ chối, hoặc cho vay với tỷ lệ rất thấp so với vốn tự có. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ đáp ứng được cho loại hình vừa kể trên. Vì nó có đủ tiềm năng về về tài chính mà các tổ chức tín dụng khác không có, nó có đủ thông tin và năng lực phân tích những bài toán về quan hệ tương quan giữa rũi ro và lợi nhuận của từng lần đầu tư, nhằm quyết định cho doanh nghiệp có đầu tư hay không. Quỹ sẽ có tác dụng kích thích và tạo cơ hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp luôn thích đầu tư sản xuất sản phẩm mới. Xoá dần tư tưởng ngại trách nhiệm sợ khó, chỉ đầu tư hoạt động sản xuất khi thật chắc chắn, rũi ro thật thấp của các doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 77 - 78)