Đầu tư về qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 67 - 71)

. Giống nuôi thủy sản:

3.2.1.1. Đầu tư về qui hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.

Để phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản từ 2006 đến năm 2010, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục các dự án đầu tư phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau: Bảng 3.2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Nguồn vốn (tỷ đồng) Chủ trương STT Tên dự án Ngân sách Trong dân 1 Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng Tứ giác Long Xuyên 50 200 2 Thủy lợi phục vụ thủy sản vùng giữa sông Tiền - Hậu 50 200

3 Chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp- Thủy sản 50 100 Theo chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010 (QĐ 224/1999/ QĐ – TTg)

4 Xây dựng Trung tâm giống thủy sản cấp I (xã Bình Thạnh – huyện Châu Thành)

8 Thuộc chương trình Phát triển giống thủy sản (Quyết định 112/2004/QĐ-TTg)

5 Xây dựng Hệ thống cung cấp giống thủy sản

của tỉnh 20 Thugiống thộc chủươy sng trình Phát triản (Quyết định ển 112/2004/QĐ-TTg)

6 Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt và cảnh báo khả năng ô nhiễm môi trường nước các vùng nuôi thủy sản tập trung

7 Chất lượng – Thương hiệu (của tỉnh) gồm các dự án:

- Đào tạo huấn luyện nhân lực xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn và chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn SQF - Đào tạo huấn luyện kỹ năng nuôi thủy sản an toàn và chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn SQF 1000 cho ngư dân và lao động nghề cá tỉnh An Giang

- Đào tạo huấn luyện kỹ năng sản xuất giống thủy sản gắn với xã hội hoá sản xuất thủy sản

- Quãng bá thương hiệu cá tra, basa An Giang

20 10

8 Đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản 5 9 Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững - Tăng cường quản lý khai thác thủy sản - Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch và phát triển htị

trườngh cho sản phẩm thủy sản

- Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thủy sản

21 Vốn ODA do Chính phủĐan Mạch tài trợ

10 Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:

- Điều tra nguồn lợi động thực vật thủy sinh - Bảo tồn các loài thủy sản khu vực rừng tram Trà Sư

- Bảo tồn các loài thủy sản khu vực Bún Bình Thiên

- Bảo tồn các loài thủy sản Bắc Vàm nao - Xây dựng mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản với sự tham gia của cộng đồng

- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về

nguồn lợi thủy sản

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành

động quốc gia truyền thông về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Dự án sản xuất giống cá loài cá bản địa, thả

bổ sung cho vùng nước tự nhiên (thuộc dự

án Xây dựng các vùng phục hồi, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản)

- Dự án chuyển đổi nghề cho các đối tượng sử dụng công cụ cấm để khai thác thủy sản

5 Chương trình 131 đã được UB tỉnh phê duyệt

Tổng cộng 233 510 743

Với 10 dự án tương ứng với lượng vốn cần đầu tư là 743 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 233 tỷ đồng và vốn trong dân là 510 tỷ đồng.

Song song với việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh, thì Bộ thủy sản đã chỉ đạo cho Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra cá Basa của vùng ĐBSCL mà chủ đầu tư là Ban chỉ đạo chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản quy hoạch đến năm 2010 của An Giang như sau:

Bảng 3.3 : Nguồn vốn và vốn đầu tư nuôi cá tra, basa từ năm 2006 đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Số tiền

- Vốn hệ thống ao hầm, bè Triệu đồng 694.300

- Vốn lưu động nuôi cá 1.219.975

- Vốn đầu tư kênh cấp 3

. Nâng cấp 2.054

. Đầu tư mới 4.190

- Vốn khuyến ngư 2.433 - Vốn chương trình dự án 7.000 Tổng cộng 1.952.502 - Vốn ngân sách (2,2%) 15.676 - Vốn tự có (68,4%) 486.010 - Vốn vay (29,4%) 208.290 Tổng cộng nguồn vốn đầu tư: 709.976

Nguồn: Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam

Để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh An Giang từ 2006 đến năm 2010 có 02 phần cần phải đầu tư vốn, đó là phần của tỉnh An giang và phần của Trung ương.

Thứ nhất phần đầu tư của tỉnh bao gồm 10 dự án, chương trình phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, như trên đã nêu thì tổng vốn đầu tư cho giai đoạn là 743 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 233 tỷ đồng và 510 tỷ đồng từ vốn tự có của người dân.

Thứ hai để đầu tư hệ thống ao hầm, bè, vốn lưu động nuôi cá, vốn đầu tư hệ thống kênh cấp 3, vốn khuyến ngư và vốn chương trình dự án của quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa của Bộ Thuỷ sản thì vốn đầu tư cho giai đoạn này là 710 tỷ, theo cơ cấu vốn ngân sách chiếm 2,2%, vốn tự có của dân chiếm 68,4% và vốn vay là 29,4%. Ngoài ra, nguồn vốn lưu động để nuôi cá trong giai đoạn là 1.220 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của người dân.

Giải quyết nguồn vốn kể trên chúng cần có những giải pháp tài chính phù hợp cụ thể như sau:

- Về vốn ngân sách tổng cộng là 248,7 tỷ đồng, đề nghị ngân sách Trung ương TW cung cấp 15,7 tỷ đồng đúng theo quy hoạch, còn lại 233 tỷ đồng cho phép UBND tỉnh An Giang sử dụng ngân sách địa phương chi 10% tức bằng 23 tỷ đồng phần còn lại UBND tỉnh sẽ phát hành trái phiếu công trình trong thời hạn 5 năm từ 2006 đến 2010 để phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang. Sở dĩ người viết đề xuất giải pháp này là hoàn toàn có cơ sở khoa học và pháp lý của nó, vì trong 5 năm từ 2001 đến năm 2005, có 10 doanh nghiệp đang chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu thì chỉ có khoảng 04 doanh nghiệp là nộp thuế với với số tiền lớn vì các doanh nghiệp này đã hoạt động từ 2001 hoặc trước đó, còn lại 6 doanh nghiệp chỉ mới đi vào hoạt động từ 2004 trở lại đây nên số thuế nộp còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các doanh nghiệp này đã nộp vào ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng, với tốc độ nộp thuế bình quân gấp 2,3 lần. Như vậy trong 5 năm tới khi 6 doanh nghiệp còn lại cũng nộp thuế với lượng tiền lớn thì cũng bảo đảm chi trả tiền bán trái phiếu công trình.

Về phần vốn đầu tư của Bộ Thủy sản theo quy hoạch phát triển cá tra,basa thì chủ yếu là nguồn vốn vay của ngân hàng là 208 tỷ đồng thì các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng được, hoặc vay vốn viện trợ ODA để huy động vốn trên thị trường quốc tế, với lãi suất thấp để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án kể trên.

Phần vốn lưu động nuôi cá là 1.220 tỷ đồng đề nghị ngành ngân hàng cho vay theo hợp đồng mà hộ chăn nuôi đã ký kết bán cá nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, vì thực tế thời gian qua, để tránh vấp phải nghịch lý “thừa cá, thiếu chợ” ở những người nuôi cá trong khi Công ty Nam Việt đang lo

“thừa chợ, thiếu cá”, Công ty đã giải bài toán này bằng cách hình thành câu lạc bộ (CLB) những người cung cấp cá cho công ty. Hình thức này có sự hỗ trợ của Hiệp hội Thủy sản An Giang, cơ bản vẫn là phương thức hoạt động bảo đảm hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa nhà máy và người nuôi. Về vốn đầu tư, kể từ năm 2004, Nam Việt và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang thỏa thuận sẽ cho thành viên của CLB Nam Việt vay nuôi cá khi có hợp đồng mua bán với công ty. Hợp đồng được xem như cơ sở đảm bảo an toàn đầu ra cho người nuôi, và hiệu quả đầu tư cho cả ngân hàng. Lãi suất cho vay chưa quá 1%, trong khi vay bên ngoài phải chịu từ 3-3,5% (tổng mức cho vay khoảng 70% dự án/vụ nuôi từ 5-6 tháng, 30% còn lại là vốn tự có của chủ bè).

Một phần của tài liệu 238 Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang (Trang 67 - 71)