NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TAY, CHÂN VÀ XƯƠNG 76 G ặm móng tay.

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 39 - 40)

Thói quen cắn móng tay thường thấy ở lứa tuổi trẻ em đã tới trường. Không phải chỉ có các cháu có tính nhút nhát, suy tư mới hay cắn móng tay. Cả các em khỏe mạnh, tính nết vui vẻ cởi mở cũng có thói quen như vậy.

Không nên la mắng các cháu và nên tìm cách xóa bỏ hiện tượng này bằng phương pháp tâm lý như chú ý xem cháu hay cắn móng tay lúc nào? Trước khi đi ngủ, khi chơi một mình ở nhà, hay ở trường? Hãy hỏi các cháu xem các cháu có khó ngủ không? Cháu có điều gì không được vừa ý ở trường không? Cháu sợ hay yêu mến các bạn, cô giáo?

Nếu bạn không quan tâm nhiều về hiện tượng này thì một thời gian sau, con bạn cũng sẽ tự động bỏ thói quen đó đi. Nhưng nếu bạn tìm được nguyên nhân tạo ra thói quen này của cháu, bạn có thể giúp đỡ cháu sớm giải quyết được một số vấn đề về tâm lý khiến tâm hồn cháu được thoải mái và vui vẻ hơn trong cuộc sống với mọi người.

77. Vết đâm do: kẹp, kim, gai hồng, gai xương rồng.

Rửa sạch bằng thuốc sát trùng. Nếu trong ngón tay có mắc lại gai hãy lấy nhíp gắp ra hoặc lể ra bằng một cái kim khâu đã hơ qua lửa để sát trùng. Sau đó, nặn cho máu chảy ra rồi rửa bằng nước sát trùng một lần nữa.

Theo dõi vết thương trong những ngày sau. Nếu bị sưng tấy đỏ và đau thì cần khám bác sĩ.

78. Bị kẹp ngón tay.

Xương ngón tay của Bé còn rất yếu ớt, nên khi an ủi cháu bé bị kẹp ngón tay phải chú ý thêm chỗ bị kẹp có gờ lên một cách bất thường không? Thường thì chỗ đó chỉ bị tím và sưng phồng.

Nếu bị gồ hay có đoạn ngón tay bị lệch, phải nghĩ tới các trường hợp giập xương hoặc trật khớp ngón, cần phải đưa ngay tới bác sĩ.

79. ĐỨT TAY, CHÂN.

NếU VếT ÐứT KHÔNG SÂU - Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Dùng gạc (tránh dùng bông) để rửa sạch đất, cát rồi bôi thuốc sát trùng và băng lại.

Dù đã buộc băng kỹ, cũng không để cháu bé chơi dưới đất hay trên cát vì đất cát có thể lọt qua băng vào vết thương.

Thay băng mỗi ngày. Một vết thương khi khỏi sẽ khô, sạch và không còn đau nữa. Nếu vết thương đỏ, sưng tấy, có mủ cần đưa đi bác SĨ.

ÐứT NGóN TAY - Khi buộc băng ở ngón tay, không được buộc chặt quá. Cần phải để máu lưu thông trong ngón tay và CÓ KHÔNG KHÍ TRÊN VẾT THƯƠNG.

TRáNH NHữNG VếT SẹO KéM THẩM Mỹ - Những vết thương sâu trên bàn tay, cánh tay, ở mặt, ở đùi sau khi khỏi có thể để lại những vết sẹo không đẹp mắt. Bởi vậy, nên tới các bác sĩ để khâu vết thương ngay từ đầu. Không nên để vết thương tự khỏi.

VếT THƯƠNG CHảY NHIềU MáU - Coi mục XUẤT HUYẾT (HEMORRAGIE).

80. Gãy xương, bong gân và trật khớp.

Khi bị ngã, bị va chạm mạnh hoặc bị đánh, có thể xảy ra 3 trường hợp: xương bị gãy hoặc những sợi gân ở các khớp xương bị căng ra bất chợt và bị tổn thương; hoặc các khớp xương bị trật ra khỏi vị trí bình thường của chúng.

Dù cháu bị gãy xương, bong gân hay trật khớp thì cách săn sóc cháu cũng có những điểm giống nhau như sau:

- Người săn sóc cháu phải bình tĩnh để khỏi làm cháu thêm lo sợ.

- Tránh không nên xê dịch cháu, trừ trường hợp bắt buộc như cháu bị ngã ở giữa đường. - Hỏi cháu xem cháu đau ở đâu: chỉ quan sát thôi, không nên sờ vào chỗ đau.

- Nếu có điều kiện, cố định chỗ đau và nhờ người báo cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế, cho cơ quan công an gần nhất.

I. TRường HợP GãY XươNG: ở ĐÙI, CH?N, MẮT CÁ CH?N

Cháu bé bị ngã khi chạy hoặc bị xe đụng mạnh, cháu cảm thấy đau chân và không đứng lên được. Quan sát chỗ Bé kêu đau, dưới lớp quần áo chúng ta cũng có thể thấy chỗ đó gồ lên. Ðể xác định rõ xem có PHẢI BÉ BỊ GẪY X?ƠNG HAY không, chúng ta có thể tháo chỉ hoặc cắt quần áo của Bé để coi cho rõ. Sở dĩ chúng ta không cởi quần áo Bé như lúc bình thường vì cần phải tránh: KHÓNG ĐƯỢC ĐỤNG CHẠM HOẶC N?NG CHỖ ÐAU Lên.

Nếu Bé chịu nằm yên, có thể dùng gối, chăn để chèn hoặc độn dưới chỗ đau cho cháu. Nếu cháu không chịu nằm yên, hay cựa quậy hoặc cần phải di CHUYỂN CHÁU, CẦN CỐ ĐỊNH CHỖ đau vào 1 hoặc 2 cái nẹp (có thể dùng bất cứ một vặt gì dài, bằng gỗ hoặc chất liệu khác như cái cán chổi, một tấm ván nhỏ v.v...).

GãY Xương ÐòN GáNH, VAI, CáNH TAY, CẳNG TAY, BàN TAY

Nếu khi ngã, cháu bé đỡ bằng tay, khuỷu tay hoặc trong khi chơi đùa, cháu bi vặn chéo cánh tay, đều có thể đưa tới những trường hợp gãy xương ở vùng vai, cánh tay hoặc bàn tay. Khi bị đau, cháu bé sẽ tự đỡ LẤY CÁNH TAY BỊ THƯƠNG Ở MỘT vị trí thích hợp nhất để đỡ đau. Chúng ta nên giúp cháu bằng cách buộc một khăn đeo quanh cổ để đỡ lấy cánh tay trong trường hợp cháu bị THƯƠNG Ở CÁNH TAY, CỔ TAY HAY NGÓN TAY.

KHôNG Ðược Thử CHOTAY Bé Cử ÐộNG HOặC NâNG CHỗ GãY L?

Nếu phần xương gãy chọc thủng da, hãy cắt bỏ phần quần áo đụng tới xương, đắp lên chỗ đó một miếng gạc mềm và dùng băng dính (BĂNG KEO) NHẸ NHÀNG DÁN LẠI.

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 39 - 40)