Chứng mất nước cấp tính

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 34 - 35)

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG 51 B ụng to.

63. Chứng mất nước cấp tính

Nếu để cơ thể một trẻ sơ sinh bị thiếu nước, thì Bé có thể chết. Nước chiếm tới 80% trọng lượng của Bé. Một đứa bé nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít nước. Nếu mỗi ngày, cháu bị mất 500g nước, số cân của cháu cũng bị sụt xuống 1/10. Một người lớn nặng 70kg bị mất nước như bé, có nghĩa là sụt 7kg/ngày.

Nguyên nhân mất nước có thể do tiêu chảy, nôn ói, hoặc bị toát nhiều mồ hôi mà sau đó lại không được người lớn cho uống nước để bù đắp lại lượng nước đã bị mất.

Trẻ dưới 1 năm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước THÌ RẤT NGUY HIỂM.

Bé có biểu hiện gì khi bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, Bé không hoạt động, người như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống.

Có một cách thử dễ dàng: lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của Bé. Nếu cơ thể Bé thiếu nước, lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế, giống như ta bấu vào một mảnh vải vậy. Ðiều này chứng tỏ cơ thể cháu Bé đã mất từ 10% nước trở lên. Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở lại. để xác định lượng nước cơ thể Bé đã mất, tốt nhất là cân Bé rối lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.

Trong thời gian này, cháu bé thường bị đi tướt, phân lỏng VÀ XANH. BÉ VẪN CHỊU BÚ BÌNH, NHƯNG HAY ÓI.

Ðể CHữA TRị, cần làm cho cháu khỏi chứng đi tướt: cho nhịn sữa và cho uống nước đường pha ít muối, nước củ cà rốt. Tại các hiệu thuốc, có bán sẵn những gói để pha thành dung dịch đường - muối theo tỷ lệ vừa đủ. Nên cho các cháu uống ít một, làm nhiều lần. Mỗi ngày, cháu bé phải uống từ 150 g tới 200 g cho mỗi kg cân nặng của cháu. Thí dụ: cháu nặng 5 kg thì uống: 200 g x 5 = 1.000 g nước/ngày. Như vậy một cháu bé cân nặng 5 kg phải uống khoảng 3/4 lít nước trong 24 giờ.

Trường hợp Bé vẫn bị đi tướt mà không chịu uống nước thì bác sĩ phải truyền nước qua đường tĩnh mạch cho cháu. Việc này chỉ thực hiện được ở bệnh viện.

Ðiều quan trọng khi săn sóc một đứa trẻ là phải nhận biết kịp thời tình trạng cơ thể của cháu bị thiếu nước để có biện pháp ứng cứu gấp. Chỉ cần để tình trạng này kéo dài một vài giờ là tính mạng của cháu bé trở nên nguy kịch ngay.

Bởi vậy, chúng ta cần hết sức chú ý tới trạng thái cơ thể, sắc mặt, cử chỉ của cháu bé khi cháu bị: đi tướt, nôn ói hoặc toát mồ hôi.

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)