Ði tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính.

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 32 - 33)

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG 51 B ụng to.

59. Ði tướt hay tiêu chảy, tiêu chảy cấp tính.

Ði tướt hay tiêu lỏng, tiêu chảyở trẻ em có nhiều mức: phân mềm nhưng vẫn có khuôn, phân nát, phân lỏng có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, phân chỉ là chất lỏng.

Cách chữa trị tùy vào trạng thái bệnh nặng hay nhẹ , đi nhiều hay ít, lứa tuổi bao nhiêu trong quãng từ 18 tháng đến 3 năm.

VớI Bé SƠ SINH Bú Mẹ - Nếu Bé đi mỗi ngày 5 - 6 lần hay nhiều hơn nữa thì cũng là việc bình thường. Phân của BÉ NHƯ THẾ NÀO LÀ TÙY Ở CHẤT sữa của mẹ. Nếu Bé vẫn chịu bú và tăng cân đều thì không có gì phải lo ngại. Mẹ của Bé vẫn có thể yên tâm cho con bú, nhưng chú ý không được UỐNG THUỐC TẨY, THUỐC NHUẬN.

VớI Bé Bú BìNH - Nếu Bé bú sữa ở bình mà bị tiêu chảy thì phải cẩn thận ngay từ đầu, tránh để Bé bị mất nước và các chất muối khoáng nhiều.

Nếu Bé đi nhiều lần trong một giờ thì dù sắc thái Bé không có gì đáng chú ý, cũng phải đưa cháu tới bác sĩ. Những hiện tượng rất đáng chú ý và lo ngại là : phân xanh hoặc phân lỏng mà cháu đi ra từng tia.

PHảI LàM Gì ? Trước tiên, phải ngưng không cho Bé ăn sữa nữa trong vòng 1 - 2 ngày. Cho Bé uống làm nhiều đợt trong ngày: nước đường, nước nấu cà rốt, những chất muối khoáng dành CHO TRẺ EM TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ BÁN SẴN Ở hiệu thuốc pha với một lượng nước nhất định đã được chỉ DẪN.

ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng trở đi, có thể cho Bé ăn thêm thức ăn chống tiêu chảy như khoai, chuối nghiền v.v... Lượng thức ăn lỏng cho các cháu ăn mỗi ngày vào quãng 150 gram cho mỗi kg trọng lượng của các cháu, ăn làm nhiều lần, mỗi lần độ 20 - 30g. Nếu các cháu bị nôn ói, nên cho Bé ăn lạnh.

Chế độ ăn như trên có mục đích bù lại lượng nước Bé bị mất do đi lỏng. Nếu phương pháp trên có hiệu quả, Bé sẽ đi phán trở lại bình thường.

Khi ăn bình thường trở lại, nên tăng lượng sữa từ từ hoặc dùng các loại sữa đặc biệt thích hợp với bệnh trạng của cháu.

ÐIềU QUAN TRọNG - Nếu đã ăn kiêng mà Bé vẫn không khỏi, bị sút cân và có triệu chứng cơ thể thiếu nước, cần phải gặp bác sĩ để xem có cần cho Bé nằm viện ngay không.

Cũng cần lưu ý rằng, khi trở lại chế độ ăn bình thường rất có thể Bé lại bị đi tướt lại. Nếu vậy, lại phải ăn kiêng sữa thêm 1 - 2 hôm hoặc yêu cầu bác sĩ xem có cần đổi loại sữa khác không.

Những nguyên nhân của bệnh ỉa chảy thường liên quan tới vấn đề ăn uống của Bé như: - Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá.

- Cho Bé ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ăn với liều lượng nhiều quá; ăn nhiều bột quá;

- Thực phẩm bị thiu, sống.

* Bệnh tiêu chảy còn do vi trùng hay vi rút gây ra. Chúng có THỂ TỪ NHỮNG Ổ VIÊM NHIỄM Ở HỌNG, Ở TAI XUỐNG GÂY bệnh ở ruột. Bác sĩ khám họng, tai và làm xét nghiệm phân có thể xác định được điều này.

Ðể đề phòng cho Bé khỏi bị tiêu chảy, nên chú ý:

- Pha chế sữa đúng liều lượng và tránh những thiếu sót đã GHI Ở PHẦN TRÊN;

- Tránh không để cháu bé tiếp xúc với người nào đang bị viêm nhiễm như ho, có mụn nhọt v.v...

- Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi đựng sữa cho Bé ăn; - Khi Bé mới bị tiêu chảy, ngưng cho ăn sữa ngay.

Một phần của tài liệu 260 BỆNH TẬT TRẺ EM ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)