IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG 51 B ụng to.
57. Không tiêu Ðầy bụng.
Ðối với trẻ em, từ các cháu sơ sinh tới các trẻ lớn, việc xác định xem có phải cháu bị đầy bụng không là rất khó. Vì những triệu chứng bệnh của các cháu thường chung chung như: nôn ói, đau bụng và sốt. Những triệu chứng này cũng có thể đi từ việc ăn không tiêu đến bệnh viêm GAN SIÊU VI TRÙNG B HOẶC BỆNH viêm ruột thừa.
Bởi vậy, nếu trong vòng 24 giờ mà không thấy cháu đỡ thì phải đưa cháu tới bác sĩ để được khám cẩn thận.
58. Táo bón.
Khi đứa trẻ ỉa khó, phân cứng, khô hoặc đi thành từng viên nhỏ, 2 hay 3 ngày mới đi tiêu một lần, thì cháu bị đi táo hay táo bón.
Cũng nên lưu ý rằng, phần cứng như vậy là táo bón rồi, nhưng một số cháu 2 ngày mới đi tiêu được một lần là chuyện bình thường.
ÐốI VớI CáC CHáU SƠ SINH táo bón hay những là do chế độ ăn - nếu cháu bú sữa mẹ dù đi 2 ngày một lần, phân cháu vẫn mềm. Nếu cháu không đi tiêu được, có thể vì 2 nguyên nhân: hoặc là cháu bú chưa đủ no hoặc là vì mẹ bị táo bón và cháu cũng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp đầu, cháu bé chậm lớn, thường khóc sau khi bú xong: phải cho cháu bú bình thêm, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp thứ 2, bà mẹ phải cải tiến chế độ ăn uống của mình như thêm rau và trái cây, nhưng tránh uống các loại thuốc tẩy hoặc nhuận tràng.
Ðối với các cháu bé được nuôi bằng sữa hộp, việc bị táo bón là chuyện khó tránh, dù các bà mẹ đã cất công chọn loại sữa có tiếng, có tín nhiệm, pha đúng như chỉ dẫn, cho ăn đúng liều lượng v.v... Nếu cháu bi táo bón nhiều, bác sĩ có thể chỉ dẫn cách pha chế sữa của cháu sao cho có chất a xít nhiều hơn. Nếu cháu nhỏ dưới 3 tháng tuổi, nên tăng lượng nước trái cây (cam) vào sữa. Nếu bé lớn hơn, có thể cho ăn thêm nước súp rau, uống nước suối, nước khoáng và một số thuốc nhuận tràng nhẹ.
- CÓ THỂ thay đường bằng mật ong hoặc kẹo mạ.
- Cho các cháu uống nhiều nước hơn. Cơ THỂ CHÁU CÓ THỂ BỊ MẤT NHIỀU NƯỚC vì trong nhà nóng quá.
HIỆN TƯỢNG TÁO BÓN Ở các cháu lớn cũng giống như ở người lớn. Ðể rõ nguyên nhân, chúng ta hãy theo dõi quá trình di chuyển của thức ăn trong bộ máy tiêu hóa:
Sau khi được nuốt vào bụng, thức ăn lưu lại ở DẠ DÀY TỪ 2 - 4 GIỜ, RỒI ÐI XUỐNG ruột. Quãng đường ở ruột gồm 6m ruột non và 1,5m ruột già ở NGƯỜI LỚN. Ở các cháu nhỏ, con đường này ngắn hơn nhưng tỷ lệ về chiều dài giữa ruột già và ruột non vẫn thế. Thời gian thức ăn qua ruột từ 10 tới 20 giờ. Trong suốt thời gian này, các thành ruột hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn để bồi dưỡng cơ thể. Những gì còn lại được đưa xuống ruột già, tạo ra phân, gồm các chất cặn bã phần lớn là các chất xơ có trong vỏ trái cây, trong rau bị dồn ép lại ở PHẦN CUỐI RUỘT. TÙY THEO LOẠI CHẤT BÃ, KHỐI LƯỢNG NHIỀU hay ít cùng với sự hoạt động của cơ thể mà thức ăn và các chất bã di chuyển nhanh hay chậm trong bộ máy tiêu hóa. Nếu cuộc hành trình này lâu quá, các chất tạo phân bị mất nước làm phân sẽ bị khô.
Bởi vậy, để tránh táo bón, nên chọn các thức ăn nào có thể di chuyển nhanh và tạo chất bã nhanh như: sữa chua, trái cây, rau, chất hạt. Các loại sữa bò, sữa cô đặc và các thực phẩm để lại ít chất bã như đường, sô-cô-la, thịt di chuyển trong ruột chậm hơn.
CÓ MỘT SỐ hiện tượng kèm theo chứng táo bón của các cháu như : sốt, không chịu ăn, mệt. Thường các cháu bị táo bón lại không chịu đi ị vì đau, nên phân đã cứng lại khô thêm. Một số yếu tố tâm lý như lo lắng, sợ hãi cũng có thể gây ra sự táo bón. Bởi vậy, không nên để các cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi những biến động căng thẳng trong gia đình.
ĐỐI VỚI TRẺ EM BỊ TÁO BÓN, N?:
- Cho các cháu uống nhiều khi ăn cũng như ngoài bữa ăn; - ĂN NHIỀU trái cáy chín và rau xanh.
- Thay bơ, mỡ bằng dầu thực vật để trộn sà lách. - Bỏ sô-cô-la và thay đường bằng mật ong.
Các loại thuốc nhuận tràng phải dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên để trẻ em bị táo báo đền mức hơn 2 ngày không đi tiêu. Ðối với các cháu bé, nhiều khi chỉ cần dùng dụng cụ nhúng vào glyxerine thông hậu môn hoặc một thìa cà phê parafin là đủ. Nhiều khi, chỉ cần lấy chiếc ống cặp sốt đưa vào hậu môn cháu bé, cũng làm cháu đi được.
Những việc làm trên chỉ là những biện pháp kích thích cho cháu bé đi tiêu được chứ không chữa được bệnh táo bón.
Cháu nhỏ bị táo sẽ không thích ăn và có thể hơi sút cân, nhưng không nên vì thế mà người lớn lo lắng quá đáng làm cho cháu càng thêm sợ hãi; khi đi tiêu, do phân cứng cháu có thể hơi đau nên ngại rặn. Ðối với các cháu đã biết nhận xét, không nên mắng các cháu vì việc này. Hàng ngày cho cháu ngồi bô đúng giờ quãng 10 phút và làm như không chú ý tới cháu để cháu tự thực hiện công việc của mình.