Trạng thái và sự biến đổi trạng thái

Một phần của tài liệu phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng uml (Trang 116 - 117)

Mọi đối tượng trong hệ thống đều có chu kỳ sống và mỗi thời điểm đều có một trạng thái nào đó. Ví dụ, người bán hàng trong hệ thống HBH đang bán hàng, phiên bán hàng đã được thanh toán, v.v.

Trạng thái là một trong các điều kiện có thể để đối tượng tồn tại, là kết quả của một hoạt động trước đó của đối tượng.

Trạng thái của đối tượng thường được mô tả trong hình chữ nhật góc tròn và được xác định bởi:

ƒ Tên gọi trạng thái, thường bắt đầu bằng động từ,

ƒ Biến trạng thái mô tả các giá trị hiện thời của trạng thái,

ƒ Hoạt động là hành vi mà đối tượng sẽ thực hiện khi nó ở vào trạng thái đó.

Hoạt động của trạng thái được mô tả hình thức như sau: event_name argument_list ‘/’ action_exp

Trong đó,

event_name: Tên của sự kiện, có thể là một trong các sự kiện chuẩn: exit

(thoát ra), entry (nhập vào), do (thực hiện). argument_list: danh sách các sự kiện,

action_exp: những hoạt động cần thực hiện bao gồm các lời gọi hàm, thao tác trên các biến trạng thái, v.v.

Ví dụ: trạng thái Login (đăng nhập hệ thống) được mô tả trong UML:

Hình 5-9 Trạng thái Login Login

LoginTime = CurrentTime entry / type “login”

exit / login(UserName, Password) do / get UserName

do / get Password help / display help

Khi hệ thống ở trạng thái Login thì biến LoginTime (thời gian khi khởi nhập)

được gán là CurrentTime (thời gian hiện thời) của máy tính. Sự kiện vào của trạng thái này là gõ từ “login” và để thoát ra khỏi trạng thái này thì phải thực hiện lời gọi hàm login(UserName, Password). Các hoạt động của đối tượng ở trạng thái này là: Nhận vào UserName (tên người sử dụng), Password (mật khẩu), và hiển thị sự trợ

giúp display help.

Lưu ý:

ƒ Khi không cần mô tả chi tiết thì có thể chỉ cần tên gọi để xác định trạng thái trong các biểu đồ.

ƒ Có hai trạng thái đặc biệt là trạng thái bắt đầu được ký hiệu là: và

trạng thái kết thúc, được ký hiệu là

Biểu đồ trạng thái thường có trạng thái bắt đầu còn trạng thái kết thúc thì có thể

có hoặc không tuỳ vào chu kỳ hoạt động của các đối tượng.

Trong biểu đồ, đường mũi tên chỉ ra sự biến đổi từ một trạng thái sang trạng thái khác khi có các sự kiện xảy ra làm thay đổi các trạng thái. Trạng thái của đối tượng sẽ

bị thay đổi khi có cái gì đó xảy ra, nghĩa là khi có một hay nhiều sự kiện xuất hiện. S biến đổi trạng thái hay sự chuyển trạng thể hiện mối quan hệ giữa các trạng thái với nhau.

Sự chuyển trạng được thể hiện trong biểu đồ bằng mũi tên có nhãn là sự kiện, thao tác (hàm có đối số), hoặc điều kiện cầm canh (guard). Sự chuyển trạng có thể là đệ qui, nghĩa là trong một điều kiện nhất định, một đối tượng có thể quay lại trạng thái cũ của nó.

Một phần của tài liệu phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng uml (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)