Các thành phần của biểu đồ trình tự

Một phần của tài liệu phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng uml (Trang 108 - 109)

Biểu đồ trình tự mô tả sự trao đổi thông điệp giữa các đối tượng trình tự theo thời gian, thông điệp được gửi và nhận bởi các đối tượng đang hoạt động trong hệ thống. Biểu đồ trình tựđược thể hiện theo hai trục:

(i) Trục dọc trên xuống chỉ thời gian xảy ra các sự kiện, hay sự truyền thông

điệp, được biểu diễn bằng các đường thẳng đứng đứt nét bắt đầu từ đỉnh đến

đáy của biểu đồ.

(ii) Trục ngang từ trái qua phải là dãy các đối tượng tham gia vào việc trao đổi các thông điệp với nhau theo chiều ngang, có thể có cả các tác nhân.

Đối tượng được biểu diễn bằng hình chữ nhật trong đó có tên đối tượng cụ thể

và/hoặc tên lớp cùng được gạch dưới (hoặc tên lớp được gạch dưới biểu diễn cho một

đối tượng bất kỳ của lớp đó).

Biểu đồ trình tựđược đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Thứ tự các đối tượng trong biểu đồ phải được sắp xếp sao cho đơn giản nhất có thểđể dễ quan sát. Thời gian thực hiện một thông điệp của một đối tượng, hay còn gọi là hoạt động của đối tượng được biểu diễn bằng hình chữ nhật hẹp dọc theo trục thẳng đứng của đối tượng đó.

Ví dụ, :MyComputer gửi một thông điệp print(aFile) tới :Printer được mô tả như

hình 5-2.

Hình 5-2 Các thành phần cơ bản của biểu đồ trình tự

Mỗi thông điệp đều có tên gọi thể hiện được ý nghĩa của thông tin cần gửi và các tham số về dữ liệu liên quan. Thông thường đó là các lời gọi hàm. Khi định nghĩa các lớp sau này thì mỗi thông điệp nhận được sẽ trở thành một phương thức. Một đối tượng có thể gửi thông điệp tới chính nó. Những thông điệp này gọi là phản thân, nó

chỉ ra rằng đối tượng gọi chính các thao tác của mình để thực hiện.

Chú ý rằng tác nhân ngoài kích hoạt các đối tượng trong biểu đồ trình tự hoạt

động, nhưng nó không phải là phần tử của biểu đồ loại này.

Mặt khác, trong khi Notes được sử dụng để chú thích cho các đối tượng trong biểu đồ trình tự thì Scripts được sử dụng để chú thích cho các thông điệp. Chúng được

đặt bên trái của một hoạt động của đối tượng , ngang với mức thông điệp cần chú thích. Scripts được sử dụng để mô tả các điều kiện logic hoặc điều kiện lặp, ví dụ lệnh IF hay WHILE, v.v. trong quá trình trao đổi thông điệp. Scripts không hỗ trợ để tạo ra

:MyComputer :Printer

mã chương trình, nhưng nó giúp cho người phát triển hệ thống biết được những điều kiện cần phải tuân theo.

Hình 5-3 Scripts trong biểu đồ trình tự

Chúng ta xét tiếp ca sử dụng “Gọi điện thoại”, trong đó có hai tác nhân là Caller (người gọi) và Callee (người nghe) . Hệ thống nhận được các sự kiện vào được ký hiệu là các lời gọi hàm: liftReceiver() (nhấc tai nghe), dialsPhoneNumber() (quay số),

answerPhone() (trả lời điện thoại) và hangUp() (đặt tai nghe xuống, nhấc tay lên). Biểu đồ trình tự mô tả cho các hoạt động trên được xác định như sau:

Hình 5-4 Biểu đồ trình tự mô tả hoạt động “Gọi điện thoại”

Một phần của tài liệu phân tích, thiết kế hướng đối tượng bằng uml (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)