Sử dụng Rational Rose ([11], [17]) để thực hiện những công việc sau:
1. Tạo lập và huỷ bỏ biểu đồ lớp. Lưu ý: trong Rose, biểu đồ lớp được thiết lập trong quan sát logic (Logical View), khi tạo lập mô hình mới biểu đồ lớp
Main được tạo ra ngay trong Logical View. Ta có thể tạo ra một số biểu đồ
khác trong quan sát này để mô tả mô hình cấu trúc tĩnh của hệ thống.
2. Bổ sung thêm các loại lớp: lớp thông thường, lớp hiện thực, lớp tiện ích, v.v. 3. Đặc tả các lớp: tên lớp, chọn stereotype, đặc tính xác định phạm lớp (Public,
Protected, Private, Package hay Implementation), đặc tính lưu trữ của lớp (Persistent, Transient), v.v.
4. Tạo lập và huỷ bỏ gói (Package),
5. Đưa các thuộc tính vào lớp: tên, kiểu và gán trị khởi đầu, gán các thuộc tính lưu trữ (By Value, By Reference, Unspecified), gán thuộc tính tĩnh (Static), gán thuộc tính suy dẫn (Derived),
6. Thiết lập các mối quan hệ giữa các lớp trong biểu đồ: tên gọi và hướng của quan hệ, gán stereotype, các vai trò Role cho quan hệ, phạm vi của quan hệ (Public, Protected,
Private, Package hay Implementation) và các thuộc tính khác như Static, By Value, By
Reference, Unspecified, Friend, Link Element, Key / Qualifier, v.v.
Thực hành các chức năng trên để xây dựng biểu đồ lớp ở hình 4-10 và sau đó bổ
sung thêm các thuộc tính từ hình 4-14.
Lưu ý: Rational Rose 4.0 có thể nạp phiên bản demo với ngôn ngữ lập trình C++ và trong môi trường Window 95 từhttp://www.ratinal.com/demos. Rose là công cụ tốt giúp ta thể hiện được những kết quả phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối tượng. Tuy nhiên còn một số ký pháp của UML chưa được thể hiện trong Rose.
Rose không cho phép vẽ hình chữ nhật giới hạn đường biên của hệ thống.
Biểu đồ lớp trong Rose thiếu ký hiệu biểu diễn cho các loại quan hệ kết nhập khác nhau (kết nhập thông thường, chia sẻ và hợp thành).
Câu hỏi và bài tập
4.1 Điền vào chỗ chống của những câu sau: + Khái niệm là ý tưởng, . . .
+ Sự khác biệt chính giữa phân tích hướng đối tượng và phân tích có cấu trúc là sự phân rã hệ thống thành . . . .
+ Trong UML mô hình khái niệm của một hệ thống được mô tả bởi . . . . . . trong các mô tả văn bản đó có thể là đại biểu của lớp hoặc thuộc tính của lớp. + Có thể dựa vào sự phân loại các phạm trù khái niệm để . . . cho hệ
thống.Quan hệ kết hợp giữa hai lớp là . . . các đối tượng của hai lớp đó. + Các đối tượng có mối quan hệ . . . . với nhau mới có thể cộng tác với nhau
theo các đường . . . giữa các lớp.
+ Lớp trừu tượng là . . . . còn lớp cụ thể là . . . .
+ Trong hệ thống hướng đối tượng, các đối tượng được xác định duy nhất . . . . 4.2 Nêu một số phương pháp chính để phát hiện các lớp đối tượng trong giai đoạn
phân tích hệ thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng.
4.3 Mô tả trong UML để thể hiện: “Mỗi sinh viên có thể theo học nhiều nhất là 6, ít nhất là 4 môn học và mỗi môn học có nhiều nhất là 30 sinh viên có thể ghi danh.
4.4 Xác định các lớp và thiết lập biểu đồ lớp cho hệ thống “Quản lý thư viện” (Tiếp theo của bài tập 3.4).
4.5 Xây dựng mô hình khái niệm cho “Hệ thống rút tiền tựđộng ATM (Automatic Teller Machine)” (Tiếp theo của bài toán 3.5).
4.6 Xây dựng mô hình khái niệm cho hệ thống “Mô phỏng hệ thống thang máy cho các nhà cao tầng” (Tiếp theo của bài toán 3.6).
4.7 Áp dụng phương pháp phân tích các mục đích của các ca sử dụng để chuyển biểu đồ ca sử dụng ở hình sau sang biểu đồ lớp. Hệ thống bán sách Đặt mua sách Giao sách Kiểm kê kho Kiểm tra Credit Lập hoá đơn Người mua Người bán Tài vụ
4.8 Chọn từ danh sách dưới đây những thuật ngữ thích hợp để điền vào các chỗ
[(…)] trong đoạn văn mô tả về mục tiêu của phương pháp hướng đối tượng. Mục tiêu chính của [(1)] là phân tách hệ thống thành các đối tượng hoặc xác
định các [(2)], đó là những [(3)] mà chúng ta biết rõ về chúng. Mô hình [(2)] là cách biểu diễn các [(4)] trong phạm vi của bài toán.
Chọn câu trả lời:
a. khái niệm b. thực thể
c. phương pháp hướng đối tượng d. sự vật
CHƯƠNG V
MÔ HÌNH ĐỘNG THÁI: CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC VÀ HÀNH ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG
Chương này trình bày về mô hình mô tả hành vi của hệ thống:
9 Mô tả hành vi của các đối tượng: Biểu đồ trạng thái, trình tự, cộng tác và biểu đồ hành động.
9 Các sự kiện, trạng thái và thao tác của các đối tượng trong hệ thống, 9 Sự trao đổi, tương tác giữa các đối tượng,
9 Xây dựng các biểu đồ trạng thái và biểu đồ trình tự mô tả các hoạt động của hệ thống phần mềm.