Mục tiêu đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

Xét về cơ cấu vùng kinh tế, tại Lâm Đồng kinh tế trang trại là một nét đặc thù trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, kinh tế trang trại được xây dựng với mô hình sản xuất hiện đại. Kinh tế trang trại đã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 8.000 lao động thường xuyên và khoảng 8.300 lao động thời vụ mỗi năm, là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.884 trang trại bao gồm chủ yếu là những trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng, nông lâm kết hợp. Các loại hình trang trại góp phần vào chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo ra những vùng nông lâm nghiệp chuyên canh tập trung làm tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hóa. Nhất là đối với những trang trại phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp đã nâng cao hiệu qủa sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích, đồng thời góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và nâng cao độ che phủ của rừng.

Trong những năm qua, nguồn vốn sản xuất chủ yếu của các trang trại vẫn là đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Còn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là đầu tư bước đầu do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, trong khi đó, nguồn vốn của các trang trại còn thiếu, yếu và thậm chí là rất ít. Chính vì thiếu nguồn vốn để xây dựng những kế hoạch đầu tư dài hơi nên trong những năm qua rất nhiều trang trại hoạt động chưa hiệu quả cũng như chưa phát huy được ưu thế của loại hình kinh tế trang trại là kết hợp nhiều hình thức sản xuất. Hơn nữa, việc phát triển kinh tế trang trại ở Lâm Đồng trong nhiều năm qua còn thiếu quy hoạch tổng thể và chưa xác định được mô hình phù hợp

cho từng vùng riêng biệt. Vì thế đã nảy sinh ra nhiều vấn đề như: hệ thống thủy lợi thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của một trang trại.

Trong khi đó, đầu ra còn hạn chế nên việc đầu tư chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu như không được mấy chủ trang trại chú ý đến. Đây cũng chính là lý do vì sao nông sản của rất nhiều trang trại thiếu tính cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại được sản xuất với quy mô nhỏ.

Kinh tế trang trại là một phần không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng. Để loại hình kinh tế đặc thù này phát triển ngang tầm với ưu thế vốn có của nó, không thể làm ngày một ngày hai mà phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài dựa trên thế mạnh của từng vùng. Để kinh tế trang trại phát triển, Lâm Đồng đã kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực này trong thời gian tới. Theo đó, cần sớm tiến hành rà soát qui hoạch tổng thể về đất sản xuất hiện nay nhằm tiếp tục có những chủ trương, chính sách đồng bộ về giải quyết đất đai, phát triển nghề rừng gắn với phát triển ngành nghề ở từng vùng.

Về cơ cấu thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều hàng hoá nhiều thành phần, coi đó là vấn đề chiến lược, làm thế nào để các thành phần kinh tế hợp thành mộc cơ cấu kinh tế trong sự phát triển; điều đó liên quan đến các chế độ, chính sách, luật pháp và sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách ưu đãi đặc biệt, thu hút đầu tư, tạo việc làm... cần sớm tạo ra môi trường kinh tế-xã hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của các thành phần kinh tế và bảo đảm sự phát triển đó đúng hướng.

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cùng với việc đầu tư, hỗ trợ để đẩy mạnh sản xuất, cần tổ chức lại sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu về kỹ thuật hướng dẫn cho đồng bào về vay vốn, áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Trước hết, phải có chính sách để tăng cường và tổ chức lại lực lượng khuyến nông, khuyến lâm có mặt ở từng

buôn làng, hướng dẫn, giúp đỡ những hộ khó khăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất biết làm ăn, vượt qua đói nghèo.

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)