Những hạn chế

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Giai đoạn 2001-2006, tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 10.100.956 triệu đồng, trong đó đã chi cho đầu tư phát triển 3.423.527 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,89% trong tổng chi NSNN. Đây là tỷ lệ thấp so với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại Lâm Đồng.

Ngành du lịch là một thế mạnh của tỉnh nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương. Các hoạt động hiện nay mới khai thác các di tích và cảnh quan thiên nhiên sẵn có, sản phẩm còn trùng lắp và kém hấp dẫn, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiếp tục bị xuống cấp.

Thế mạnh của Lâm Đồng là du lịch, nhưng dự án du lịch-dịch vụ chỉ có 03 dự án, trong đó có 02 dự án đi vào hoạt động, 01 dự án đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên chưa đóng góp nhiều cho ngành kinh tế động lực của tỉnh. Đây là lĩnh vực thật sự cần thu hút đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của tỉnh, nhất là thành phố Đà Làt.

Đến nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo và kém phát triển so với các tỉnh trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ và phát triển chưa thực sự bền vững. Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. GDP bình quân đầu người thấp và không bền vững.

Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chưa chuyển dịch được theo hướng dịch vụ; chưa phát huy tốt lợi thế so sánh trong từng ngành, từng địa bàn.

Tỷ lệ huy động vốn vào ngân sách nhà nước so với GDP còn thấp, bình quân thời kỳ 2001-2005 chỉ đạt 15,4%, trong đó thuế phí mới đạt 10%. Tình trạng thất thu thuế, chậm nộp thuế vẫn còn xảy ra; thu chưa đủ chi, hàng năm trung ương vẫn phải hỗ trợ.

Sản xuất nông nghiệp chưa phát triển toàn diện, còn mang tính tự phát do tác động của cơ chế thị trường. Chăn nuôi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa cân đối với trồng trọt. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch còn chậm phát triển, tuy chất lượng sản phẩm có được nâng lên nhưng chưa cao, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng thấp, tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn còn xảy ra nhưng việc phát hiện, xử lý chưa kịp thời và kiên quyết.

Công nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp nên khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu.

Ngành thương mại có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tốt. Thị trường nông thôn chậm phát triển, chưa mở rộng được mạng lưới thương mại đến vùng sâu, vùng sa. Việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá có lợi thế so sánh của tỉnh còn hạn chế.

Nguồn lực cho đầu tư còn hạn chế, tỉ trọng đầu tư toàn xã hội cho ngành công nghiệp thấp; đầu tư cho dịch vụ du lịch có tăng, nhưng vẫn tập trung cho lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ; đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng chưa huy động tốt các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho các công trình hạ tầng nông thôn (thủy lợi phục vụ cho cây

công nghiệp, giao thông nông thôn). Việc đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được chú ý nhưng hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư.

Đầu tư bên ngoài vào tỉnh tăng chậm, phần lớn các dự án có quy mô nhỏ, mức đóng góp vào GDP và ngân sách không nhiều, những dự án lớn chưa được triển khai; trong khi đó công tác xúc tiến đầu tư chưa thường xuyên, chưa thực sự chủ động và tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, chậm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong qúa trình thực hiện, nhất là trong khâu bồi thường, tái định cư, tái định canh và giải toả, bàn giao mặt bằng để thi công.

Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa khắc phục được tình trạng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài. Kinh tế tập thể phát triển chậm, còn lúng túng cả về mô hình và phương thức hoạt động. Kinh tế tư nhân vẫn còn gặp trở ngại trong việc tiếp cận thị trường vốn, thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan… Nhìn chung doanh nghiệp của các thành phần kinh tế trong tỉnh chưa đủ mạnh để vượt qua những thách thức về cạnh tranh và hội nhập với bên ngoài.

Tốc độ tăng dân số còn cao, chủ yếu là tăng cơ học đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm và mang tính tự phát; chất lượng nguồn nhân lực và tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, số hộ thoát nghèo mới chỉ vượt qua ngưỡng của tiêu chí nghèo và chưa ổn định. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; Chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với các vùng khác chưa được thu hẹp mà còn giãn ra thêm; bên cạnh đó, trình độ mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số chậm

được nâng cao, một bộ phận chưa cố gắng tự nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, còn có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước.

Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ của địa phương trong thời gian qua mới tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chất lượng các đề tài nghiên cứu và việc triển khai các kết quả nghiên cứu còn hạn chế, nhất là các đề tài nghiên cứu về đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế.

Hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa cao.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số ngành, địa phương còn yếu, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thật chặt chẽ. Công tác cải cách thủ tục hành chính triển khai chưa mạnh và thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tội phạm, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội chưa đạt hiệu quả cao.

Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng thấp và chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, nguyên nhân cơ bản do thu nhập của dân cư trên địa bàn còn hàn chế. Năm 2006 vốn huy động tại chỗ được 2.695 tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ đến cuối 2006 là 5.343 tỷ đồng, khả năng cân đối tại chỗ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ đáp ứng được 50,44% dư nợ cho vay.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2006 là 19,45%, so với năm 2005 là 16,7%, chỉ tăng được 2,75%, nguyên nhân chính là do các NHTM TW khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ; về tỷ lệ thực hiện bảo đảm tiền vay các ngân hàng thương mại TW không cho phép các chi nhánh cho vay không thế chấp bằng tài sản. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh

doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất nhất là trong việc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, CSHT…

Năng lực và trình độ chuyên môn của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến tiến độ vay vốn của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)