Đặc điểm kinh tế – Xã hội tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 29)

2.1.1 Vị trí địa lý.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây nguyên nằm sâu trong nội địa trên cao nguyên Di Linh-Lâm Viên (không có đường biên giới quốc gia) với độ cao trung bình 1.500 m so với mặt nước biển, có tọa độ địa lý từ 11012’ đến 11015‘ độ vĩ Bắc và từ 107015’ đến 108045’ độ kinh Đông với tổng diện tích tự nhiên 977.219,57 ha (chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước và chiếm 21,9% diện tích các tỉnh Tây Nguyên), dân số 1.178.712 người chiếm 27,51% dân số các tỉnh Tây Nguyên.

Phạm vi ranh giới của tỉnh Lâm Đồng:

- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. - Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.

- Phía Tây-Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai. - Phía Nam-Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận.

Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương nên Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và thu hút đầu tư.

Lâm Đồng tập trung nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bô xít (1,4 tỷ tấn) cao lanh (hơn 400 triệu tấn), Bentonit … để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng (hiện có hai dự án khai thác bôxít, sản xuất alumin và hydroxyt nhôm, nhôm oxýt với vốn đầu tư 750 triệu USD).

Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp. Tại thị xã Bảo Lộc có khu công nghiệp Lộc Sơn diện tích 195 ha đã thu hút được 24 dự án với vốn đầu tư 265 tỷ đồng.

Lâm Đồng có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Hiện đã có nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi đang hoạt động. Ngoài ra, có 54 điểm đã được quy hoạch xây dựng thủy điện với tổng công suất lắp máy 868 MW, 14 điểm đang lập dự án với công suất lắp máy 274 MW.

Thị xã Bảo Lộc hiện là đô thị loại 4, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, xã hội cơ bảm đáp ứng được cho một đô thị tỉnh lỵ. Thời gian qua thị xã đã được quy hoạch mở rộng không gian và tập trung đầu tư phát triển qũy nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, từng bước trở thành một đô thị hiện đại.

Biểu 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng Hạng mục 1995 2000 2004 Tổng diện tích tự nhiên 976.479 976.479 976.479 1. Đất nông nghiệp 184.190 240.903 251.000 Tỷ lệ so với DTTN 18,86 24,67 25,70 Trong đó : . Cây hàng năm 72.479 63.432 93.889

. Cây lâu năm 107.050 175.947 152.302

. DT mặt nớc nuôi trồng TS 718 1.174 1.400 . Đất khác trong nông nghiệp 3.943 350 3.409

2. Đất LN có rừng 554.960 617.815 632.760 Tỷ lệ so với DTTN 56,83 63,39 64,93 - Rừng tự nhiên 536.447 587.297 588.854 - Rừng trồng 15.513 30.516 43.906 3. Đất chuyên dùng 14.520 21.171 25.320 Tỷ lệ so với DTTN 1,49 2,17 2,59 4. Đất ở 6.789 6.336 6.850 Tỷ lệ so với DTTN 0,70 0,65 0,70 5. Đất chưa sử dụng 216.020 90.254 60.549 Tỷ lệ so với DTTN 22,12 9,24 6,20

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006. GIAI ĐOẠN 2001-2005 VÀ NĂM 2006.

-Các chỉ tiêu tổng hợp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII; giai đọan 2001-2006 và măm 2006, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, của toàn dân, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,7%, cao hơn mức bình quân cả nước (7,5%). Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,2%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.453 tỷ

đồng, đạt 107,7% kế hoạch và tăng 24,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 158 triệu USD, tăng 18,5%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 18%. Lượng khách du lịch du lịch đến Lâm Đồng đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng 25%. Giải quyết việc làm cho 25.000 lao động, tăng 8,8%. Năm 2006 Lâm Đồng đã thu hút được 48 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 12.137 tỷ đồng. Tổng số dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động còn hiệu lực tính đến 10/4/2007 là 84 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 305.079.148 USD.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong thời gian qua chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích…

Ngoài nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy lượng vốn ODA chỉ chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; có một số dự án hạ tầng xã hội đã phát huy tác dụng, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

-Cơ cấu kinh tế:

Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng ngành nông-lâm- thủy chiếm 48,2%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 21,2% ngành dịch vụ chiếm 30,6% trong GDP của tỉnh.

Nền kinh tế văn hóa nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Trong 5 năm qua, tỷ lệ lệ đóng góp vào GDP của thành phần kinh tế

nhà nước đạt 26,6%, kinh tế tập thể 2,4%, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 67,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,3%.

Nhìn chung hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Một số doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, điều, tơ tằm … hoạt động tương đối ổn định và có hiệu quả.

-Mức sống dân cư:

Đến năm 2005 dân số trung bình tỉnh Lâm Đồng có 1.174.000 người, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,95% năm 2000 xuống còn 1,62% năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2001 đến nay số lượng người di cư tự do nhập cư vào Lâm Đồng khá lớn, nên tỷ lệ tăng dân số chung của Lâm Đồng thời kỳ 2001-2005 còn rất cao, bình quân 2,5%/năm.

Trong 5 năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 113.000 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 22.600 lao động.

Nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện; năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 6.1 triệu đồng. Chương trình xóa đói giảm nghèo được toàn xã hội quan tâm, tỉ lệ hộ đói nghèo từ 13% năm 2000 xuống còn dưới 8% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 23,7%, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 27% năm 2001 xuống còn 20% năm 2005 (theo tiêu chí cũ) và theo tiêu chí mới là 55,1%.

Tính đến tháng 10/2006 số hộ nghèo giảm 4.654 hộ, còn 53.634 hộ, chiếm tỷ lệ 21,44% .

-Về đầu tư:

Giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.250 tỷ đồng, bằng 42,1 GDP, trong đó vốn ngân sách nhà nước (kể cả Trung ương, địa

phương, tín dụng) chiếm 42,9%, vốn của các doanh nghiệp và của nhân dân 46,7%, vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA) 10,4%.

Cơ cấu đầu tư đã chuyển hướng tăng nhanh tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tỷ trọng đầu tư cho ngành nông-lâm-thuỷ chiếm 19,7%; ngành công nghiệp 22,6%; ngành dịch vụ 21,5%; kết cấu hạ tầng 36,2%.

Trong thời kỳ này nhờ đầu tư đúng hướng nên nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được nâng cấp như: quốc lộ 20, 27, 28, sân bay Liên Khương, đường cao tốc từ sân bay Liên Khương đến chân đèo Prenn, mở đường 723 đi Nha Trang; hệ thống đường nội thị ở thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, đường giao thông đến các khu du lịch, hoàn chỉnh nhiều tuyến đường liên huyện và giao thông nông thôn ở vùng sâu, vùng xa.

Về thực hiện các chương trình kinh tế xã hội:

-Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện chủ trương đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiể số, tỉnh đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổng nguồn vốn đầu tư 277.004 triệu đồng với kết quả thực hiện như sau:

-Chương trình 135:Tổng số xã được đầu tư là 49 xã, vốn đầu tư 126.115 triệu đồng, đã thực hiện một số hạng mục quan trọng như: 536 km đường giao thông nông thôn, 307 phòng học, 7 trạm xá, 87 km đường điện hạ thế, 27 công trình thuỷ lợi nhỏ, 8 chợ, 6 côngt trình cấp nước sạch sinh hoạt. Chương trình 135 của chính phủ được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng. Kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà ở giáo viên, nước sạch sinh hoạt, thủy lợi nhỏ… phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn.

Trình độ của cán bộ xã được nâng lên trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, góp phần giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, thực hiện yêu cầu trương trình 135 là “xã có công trình, dân có việc làm

để tăng thu nhập” còn hạn chế, công tác giám sát công trình của xã còn yếu, một số công trình chất lượng chưa cao.

- Chương trình trung tâm cụm xã:

Toàn tỉnh có tám trung tâm cụm xã với tổng số vốn đầu tư 53.223 triệu đồng; đến nay đã cơ bản hoàn thành năm trung tâm cụm xã; thực hiện được một số hạng mục lớn như: 33,4 km giao thông nông thôn, 8 trạm y tế, 139 phòng học, 68 phòng ở gíao viên, 5 khu thương mại.

Chương trình trung tâm cụm xã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra được nơi giao lưu văn hóa, thuận lợi cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân.

-Tình hình giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: Tổng diện tích cần khai hoang 7.191 ha, với kinh phí là 40.450 triệu đồng. Trong các năm qua, đã giao được 6.728/7.191 ha, đạt 93,6% so với kế hoạch, cho 7.958/8.503 hộ đồng bao dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất, với tổng kinh phí thực hiện là 30.598 triệu đồng; số còn lại đang tiếp tục triển khai thực hiện để giao tiếp.

-Chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đã đầu tư 41.650 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 7.182 căn nhà, bình quân mỗi căn nhà được hỗ trợ 5-6 triệu đồng; ngoài ra chương trình làm nhà ở tình thương cho đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ nghèo đặc biệt khó khăn được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, các cấp, cá ngành quan tâm thực hiện, đã giảm bớt khó khăn về nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho công tác định canh định cư ngày càng ổn định, thôn buôn được khang trang hơn.

-Chương trình hỗ trợ bắc điện cho đồng bào dân tộc thiểu số: Thực hiện đề án phát triển điện nông thôn, chương trình hỗ trợ vay vốn mắc điện nhánh rẽ vào nhà các đối tượng chính sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã bố trí 21.126 triệu đồng để đầu tư đường dây nhánh rẽ từ lưới điện hạ thế vào nhà, bình quân hỗ trợ cho mỗi hộ khoảng 600.000đồng.

Nhìn chung, các chương trình đã thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và mục đích đề ra. Các chương trình dự án đã từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

-Chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp:

Tổng diện tích giao khoán 306.164 ha cho 7.256 hộ, 97 tập thể, trong đó có 6.184 hộ dân tộc thiểu số, khoanh nuôi tái sinh 11.552 ha cho 512 hộ. Thông qua công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập bình quân 1,2-1,5 triệu/hộ /năm.

Ngoài ra, dự án bào vệ rừng và phát triển nông thôn đã giao đất lâm nghiệp có rừng cho 1.774 hộ gia đình với 8.647 ha, các hộ tự đầu tư tiền vốn, lao động để quản lý, bảo vệ, làm giàu rừng và được hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2.3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006. PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001-2006.

Biểu 2.2: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng cộng STT

Nội dung Giai đọan 2001-2006 Tỉ trọng (%) 1 Vốn NSNN 4,763,085 36.01 2 Vốn HĐ trong dân 99,671 0.75 3 Vốn ĐT của DNNN 787,312 5.95 4 Vốn vay 1,249,303 9.44 5 Vốn ĐTNN 1,169,412 8.84

6 Vốn đầu tư của DDNQD & HKDCT 5,159,497 39.00

Tổng cộng

13,228,280

100

Biểu đồ tổng hợp tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2006

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Lâm Đồng là một tỉnh thu không đủ bù chi, nhà nước phải rót một khoản NSNN không nhỏ để thực hiện các trương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như làm đường 723, nâng cấp sân bay Liên Khương, thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung củng cố và nâng cấp các tuyến đường trục chính của tỉnh; phát triển ngành điện, xây dựng đồng bộ các hệ thống lưới và trạm theo các mục tiêu phục vụ sản xuất và sinh họat, đền bù giải phóng mặt bằng ở các khu quy họach để kêu gọi các dự án đầu tư ….

Quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn trên, bên cạnh những thuận lợi, cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng nhất định, cụ thể như sau:

2.3.1 Vốn ngân sách nhà nước.

Huy động GDP vào ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2001-2005 đạt tỷ lệ 15,4%, trong đó thu thuế và phí đạt 10%. Tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 12,94%, trong đó thuế và phí tăng bình quân 20,7%/ năm.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2006 đạt 1.828 tỷ đồng, tăng gấp 5,028 lần so với năm 2001. Trong tổng thu ngân sách thời kỳ 2001-

2005, thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,7%, thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 23,9%, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 2,3%, thu từ đất nhà chiếm 14,9%, các khoản thu khác chiếm 42,2%.

Tổng chi ngân sách địa phương thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 12,76%/năm, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 33,7%, chi thường xuyên chiếm 51,7%...

Nhìn chung, nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng khá, tuy nhiên nhu cầu chi của xã hội tăng nhanh làm cho ngân sách địa phương luôn khó

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)