Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Nguyên nhân khách quan:

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Tây Nguyên địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng yếu và không đồng bộ. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp. Nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp, thiếu vốn nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ tuy tăng khá nhưng chưa ổn định và bền vững; chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Thu ngân sách hàng năm tuy tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, nhưng tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách còn thấp, thu không đủ chi, còn dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu vững chắc (sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua chủ yếu là do ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng thấp không đạt so Nghị quyết và quy hoạch đã đề ra, trong khi đó ngành công nghiệp và ngành dịch vụ tăng trưởng chậm).

Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp do chi phí của nhiều sản phẩm công, nông nghiệp còn ở mức cao. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất còn yếu và kém hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp còn mang tính đại trà, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên kém ổn định.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành khác còn rất khó khăn, mặc dù trong những năm gần đây tỉnh có

chủ trương mở rộng đô thị hoá ra các vùng phụ cận, chuyển nông dân thành thị dần và chuyển dần thị dân thành công nhân nhưng rất khó khăn, bởi công nghiệp hoá ở Lâm Đồng phát triển với tốc độ chậm.

Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, kém hiệu quả do chưa có chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế dài hạn, đầu tư dàn trải, phân tán, công trình đầu tư dở dang nhiều gây lãng phí trong đầu tư.

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần còn nhiều hạn chế như sự sự chậm trễ trong thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, tình trạng chưa thống nhất giữa nhận thức và thực hiện, hạn chế khả năng phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào bao cấp, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp còn chậm.

Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội còn nhiều khó khăn và thách thức. Là tỉnh miền núi đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 23% dân số toàn tỉnh cộng với dân kinh tế mới và di dân tự do chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh.

Dân số vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao bình quân thời kỳ 1991 - 2000 là 4,3% thời kỳ 2001 - 2004 là 2,83% cao hơn gấp gần 1,7 lần so kế hoạch và QHTT đề ra. Đến năm 2004 thu nhập bình quân của người dân Lâm Đồng chỉ bằng khoảng 57% so thu nhập bình quân chung của cả nước.

Nguyên nhân chủ quan:

Năng lực tổ chức thực hiện bộ máy chính quyền các cấp còn hạn chế. Việc vận dụng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh thiếu đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Việc triển khai thủ tục hành chính của các cấp, các ngành còn chậm, chưa đồng bộ, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, cơ chế hành chính chậm đổi mới, kỷ cương pháp luật chưa nghiêm … dẫn đến kém hiệu lực và hiệu quả

trong chỉ đạo, điều hành. Vẫn còn một số bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn yếu cả về trình độ và năng lực chuyên môn lẫn khả năng điều hành công việc .

Những cải cách về doanh nghiệp, cải cách môi trường đầu tư… thực hiện chậm, tiến hành chưa nhất quán. Công tác xúc tiến đầu tư không thực hiện thường xuyên, việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư chưa hiệu qủa và kịp thời. Các thủ tục giao đất, giao rừng, giải phóng mặt bằng để thi công còn nhiều ách tắc gây trở ngại cho các nhà đầu tư.

Mặc dù thu hút đầu tư đạt khá nhưng có một số nhà đầu tư sau khi được thỏa thuận đầu tư đã không thực hiện đúng tiến độ; một số nhà đầu tư chủ yếu khai thác lợi thế tự nhiên sẵn có nên việc sử dụng tài nguyên của địa phương kém hiệu quả.

Tuy nền kinh tế-xã hội của tỉnh có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hiệu quả kinh tế thấp, Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo và chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực, GDP bình quân đầu người thấp và không bền vững. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng chưa phát triển mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ giảm so với đầu nhiệm kỳ. Kinh tế quốc doanh chưa đóng vai trò chủ đạo, chi phối nền kinh tế. Lĩnh vực văn hoá-xã hội vẫn còn một số hạn chế, dân số vẫn tăng với tốc độ cao, lao động thiếu việc làm còn nhiều; chất lượng giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn hạn chế; phân hoá giàu nghèo vẫn diễn ra gay gắt, tỷ lệ đói nghèo đang ở mức cao, đời sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.

Thiếu một chiến lược tài chính bền vững, chính quyền địa phương sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư một cách dàn trải trên nhiều lĩnh vực mà không có một chiến lược tài chính cho riêng cho các chiến lược đầu tư phát triển kinh tế theo trọng tâm, trọng điểm. Điều này đã dẫn đến việc Lâm Đồng

không phát huy được thế mạnh vốn có về du lịch, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng hiện đang khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương mà không có một kế hoạch khả thi cho việc đầu tư, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tại Đà Lạt nhằm nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương hai tác giả đã trình bày tổng quát về tình hình kinh tế – xã hội, nguồn lực và lợi thế phát triển CSHT kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2001 – 2006. Luận văn cũng đã nêu thực trạng việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển của Tỉnh; đồng thời cũng rút ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển tại tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2001 – 2006.

CHƯƠNG III

GIA TĂNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN

2006 -2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu 253 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Lâm Đồng theo định hướng đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)