Hiệu quả của hoạt động tín dụng các NHTM trên địa bàn

Một phần của tài liệu 224 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43)

* Tín dụng các NHTM đáp ứng tương đối tốt nhu cầu vốn trên địa bàn.

Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn so với GDP đã tăng từ 3006 tỷ đồng (bằng 6,42% GDP) năm 2001 đến 5960 tỷ đồng, (bằng 8,26% GDP) năm 2004. Tuy nhiên, tín dụng NH trên địa bàn chưa thâm nhập và giữ vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp mũi nhọn của địa phương.

Bảng 5 Tỷ trọng vốn vay NH so với GDP của địa phương

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004

Dư nợ cho vay nền kinh tế

(thời điểm 31/12) 3006 4.043 4.943 5.960

Tốc độ tăng tín dụng 21,43% 34,49% 22,26% 20,57%

tỷ lệ dư nợ /GDP (%) 6,42% 8,10% 7,98% 8,26%

Nguồn: NHNN chi nhánh BR-VT

* Tín dụng là nghiệp vụ mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM trên địa bàn : Tín dụng trở thành nghiệp vụ chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất so

nghiệp vụ khác của NH. Thu nhập lãi vay so với tổng thu nhập luôn chiếm tỷ trọng cao từ 80% - 90% so với tổng thu nhập của NH (bảng 6).

Bảng 6 Tỷ trọng thu nhập từ lãi vay so với tổng thu nhập của các NH

Đơn vị : tỷ đồng

NHNo & PTNT NH Ngoại Thương NH Đầu tư & PT NH Công Thương 2001 2002 2003 2004 90,2% 89,3% 90,1 88,5 78,4% 86,2% 85% 78,6% 81,4% 88,9% 82,4% 85,1% 90% 76,4% 88,7% 85% 2.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ khác Nguồn: NHNN chi nhánh BR-VT

Các sản phẩm, dịch vụ NH tại địa bàn Bà rịa Vũng tàu còn mang nhiều tính truyền thống. Chưa phổ biến các dịch vụ mới như NH điện tử e-banking, phone-banking, dịch vụ tư vấn, uỷ thác, mua bán nợ, bao thanh toán, cho vay kinh doanh chứng khoán, quản trị tài chính, các công cụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao sau, quyền chọn đặc biệt là các công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng hiện đại như bảo hiểm tín dụng, mua bán nợ, ….Các sản phẩm dịch vụ NH hiện đang cung cấp chủ yếu: Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, kiều hối, ATM, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, ….

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng

2.3.1 Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn

• Mức độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt tỷ lệ khá cao, tuy nhiên, loại trừ các biện pháp xử lý vĩ mô của nhà nước, tỷ lệ nợ xấu không giảm. Nếu thực hiện phân loại nợ theo qui định mới nợ xấu có khuynh hướng tăng cao.

Bảng 7 Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn Đơn vị: tỷ đồng 31/12/01 31/12/02 31/12/03 31/12/04 30/06/05 Tình hình dư nợ xấu tiền Số trọnTỷ g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Tổng dư nợ NHTM 3.00 6 100% 4.04 3 100% 4.94 3 100% 5.96 0 100% 6.24 0 100% a. Nợ bình thường 2.61 6 87% 3.81 1 94% 4.82 8 98% 5.80 7 97% 5.93 1 95% b. Nợ xấu 390 13% 232 6% 115 2% 153 3% 309 5% -Nợ quá hạn 31 61 85 87 245 -Nợ khoanh, chờ xử lý 359 171 30 66 64 Nguồn: NHNN chi nhánh BR-VT

* Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn bao gồm cả nợ khoanh, nợ chờ xử lý năm 2001 chiếm từ 13% tổng dư nợ, cao hơn mức cho phép 5%. Đến năm 2002, con số này đã giảm xuống còn 6% tổng dư nợ và năm 2003 có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 2% song điều đó không có nghĩa là rủi ro tín dụng được hạn chế. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu giảm xuống là do các NH trong năm 2003 đã chuyển ra khỏi nội bảng một lượng lớn nợ khoanh và nợ chờ xử lý2 bằng quỹ dự phòng rủi ro từ các NHTW chuyển về, đồng thời cũng do tổng dư nợ năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 900 tỷ đồng (tăng 22%, tốc độ tăng khá cao).

2Nợ khoanh và nợ chờ xử lý bao gồm các khoản NQH đã phát sinh từ những năm 1989-1994, được khoanh lại (không tính lãi) theo quyết định của liên Bộ NHNN-Bộ tài chính-NHTM.

Nếu loại trừ các khoản nợ khoanh thì tỷ lệ nợ xấu mới từ năm 2001 đến năm 2004 vẫn không hề giảm mặc dù tổng dư nợ cho vay nền kinh tế luôn tăng ở mức cao, tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2005, theo tiêu chuẩn (cũ) về phân loại nợ: nợ xấu trên địa bàn đã tăng từ 153 tỷ cuối năm 2004 lên đến 309 tỷ thời điểm 30/06/2005 tăng 157 tỷ đồng, chiếm 5% tổng dư nợ.

* Theo cách phân loại nợ mới căn cứ vào quyết định số 493/2005/NHNN- QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 22/4/2005, điểm chúng ta cần quan tâm là các khái niệm nợ quá hạn và nợ xấu. Trước đây, tỷ lệ nợ quá hạn được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của hoạt động NH, do đó một số NH đối phó bằng cách thường xuyên gia hạn nợ và tỷ lệ nợ quá hạn thấp. QĐ 493 qui định nợ xấu bao gồm kể cả nợ trong hạn. Ngược lại nợ quá hạn có thể không ở vào tình trạng nợ xấu ( nợ nhóm 2- quá hạn dưới 90 ngày ).

* Trước khi có quyết định 493 (ngày 22/4/2005) hệ thống NHTM trên địa bàn có số liệu thống kê nợ xấu theo cách phân loại cũ. Từ tháng 6/2005 mới bắt đầu phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn mới. Danh mục cho vay tại thời điểm 30/06/2005 sau khi phân loại nợ theo tiêu chuẩn mới bộc lộ mức độ rủi ro rất cao:

+Nợ cho vay theo chỉ định của chính phủ chủ yếu nợ cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (năm 1997) tồn đọng 105 tỷ được xếp vào nợ xấu không có khả năng thu hồi. Mặc dù được xếp vào nợ xấu nhưng có khoảng trên 40 tỷ đồng dư nợ cho vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (năm 1997) vẫn hạch toán trong hạn, do theo qui định của chính phủ người vay có thể gia hạn thêm 7 năm vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn không phản ánh thực trạng nợ xấu trên địa bàn. Số nợ xấu theo phân loại cũ có số tuyệt đối là 309 tỷ đồng chiếm 5% tổng dư nợ, phân

loại nợ theo cách phân loại mới (QĐ 493) có số tuyệt đối là 499 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8% tổng dư nợ.

+Nợ xấu tập trung ở các DNNN với tỷ lệ 42,46% tổng Nợ xấu, tỷ trọng lớn thứ hai thuộc về thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình với tỷ lệ 26,05%, các thành phần kinh tế khác 31,49%

+ Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn với 79,27% tổng dư nợ. Cho vay trung, dài hạn có tỷ lệ nợ xấu 20,73%.

+ Các khoản vay thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ Nợ xấu lớn nhất với tỷ trọng 42,64% tổng nợ xấu, kế đến là nông-lâm nghiệp với 19,63%, các ngành khác 37,73 %.

2.3.2 Nguyên nhân và hậu quả rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn bàn

2.3.2.1 Các nguyên nhân rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn * Liên quan đến khách hàng vay vốn NH

+ Nguyên nhân khách quan

- Các rủi ro do điều kiện tự nhiên tác động : bão lụt ( bão số 5 năm 1997) làm cho hơn 70% ngư dân trên địa bàn không trả được nợ NH. Hạn hán kéo dài các năm 2001, 2002 ảnh hưởng lớn đến hộ nông dân trồng, chăm sóc, thu mua, chế biến cà phê, tổng dư nợ đề nghị khoanh theo chủ trương chính phủ với ngành cà phê trong năm 2003 lên đến trên 50 tỷ đồng.

- Giá cả thị trường biến động không lường trước : giá các mặt hàng nông sản, thủy sản liên tục giảm sút kéo dài ngoài dự đoán: cà phê, gạo, hạt điều...các loại hải sản... giá xăng dầu liên tục tăng mạnh, đặc biệt trong năm

2005 sự biến động giá xăng đã làm cho hơn 60% ngư dân trên địa bàn không đi biển, các doanh nghiệp khác cũng gặp khó khăn rất lớn do chi phí đầu vào tăng.

- Người vay bị đối tượng khác lừa đảo, khách hàng hay bạn hàng gặp rủi ro trong kinh doanh và đời sống.

- Người vay gặp khó khăn bất thường trong cuộc sống như ốm đau kéo dài, người chết, tai nạn, mất khả năng lao động.

- Người vay liên quan đến vụ án khác không phải do mình trực tiếp gây ra.

+ Nguyên nhân chủ quan

- Sử dụng vốn sai mục đích: Sử dụng vốn ngắn hạn vào mục đích dài hạn là việc làm khá phổ biến của người vay. Vay vốn cho sản xuất, chăn nuôi nhưng lại sử dụng tiền cho tiêu dùng khác...dẫn đến không có nguồn để trả nợ ngân hàng.

- Thiếu kiến thức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực kinh doanh, hiểu biết về thị trường, làm theo phong trào. Điển hình là các trường hợp: hộ nông dân nuôi gà công nghiệp nhưng không có kỹ thuật phòng chống dịch bệnh nên rất dễ gặp phải rủi ro nếu xảy ra những biến cố trong quá trình chăn nuôi, hộ ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ nhưng thiếu kinh nghiệm đi biển dẫn đến thua lỗ.

- Doanh nghiệp chủ quan trong kinh doanh, mặc dù có cơ cấu nợ cao vẫn tiếp tục vay nợ để đầu tư tràn lan làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu, tài sản và vốn đã thấp càng thấp hơn. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư âm, số tiền đầu tư vào các dự án trung, dài hạn chủ yếu là được tài trợ bởi vốn vay ngắn hạn NH. Dẫn đến DN kinh doanh thua lỗ và không trả được nợ cho NH .

- Tài sản thế chấp có tranh chấp, người vay cố tình lừa đảo ngân hàng, có nhiều bản chính về sở hữu tài sản, đem thế chấp vay tiền cùng một lúc ở nhiều ngân hàng. Hoặc một tài sản đồng sở hữu của nhiều người trong gia đình khi

người vay không trả được nợ, đem phát mại, nảy sinh ra tranh chấp....các trường hợp này đã xảy ra nhiều tại thành phố Vũng Tàu.

* Liên quan đến danh mục cho vay của các NHTM

Một số NH trên địa bàn thường tập trung vốn cho vay vào các dự án lớn. Ví dụ, các dự án về địa ốc thường bao gồm hai rủi ro trực tiếp đối với tín dụng : thứ nhất là tình trạng đầu cơ diễn ra khá phổ biến có thể làm biến dạng cung – cầu về căn hộ trên thị trường, thứ hai là sự phát triển quá nóng của các căn hộ chung cư đang hàm chứa những rủi ro về giá cả, sức mua. Ngoài ra, các dự án cho vay bất động sản có thời gian thu hồi vốn chậm, trong khi các nhà kinh doanh bất động sản và NH chưa thể lường hết được biến động của thị trường, giá cả…, sự thay đổi về chính sách quản lý đất đai của nhà nước cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng. Được biết, hiện có khoảng 13,5 % vốn NH trên địa bàn được đầu tư vào bất động sản.

* Liên quan thông tin bất cân xứng giữa NH và khách hàng

Việc chuyên môn hóa trong cung cấp thông tin có thể giúp ngân hàng loại bỏ các rủi ro về thông tin bất cân xứng và đạt được lợi nhuận mong đợi. Tuy nhiên, một số NHTM trên địa bàn chưa thấy được tầm quan trọng của việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng một cách chuyên nghiệp.

Nguồn thông tin tín dụng từ tổ chức Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC ) trên địa bàn hiện chưa đảm bảo tính chính xác và phong phú. Các NHTM còn chưa báo cáo thông tin tín dụng cho CIC hoặc có báo cáo nhưng chưa tập hợp đầy đủ thông tin từ các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thời gian báo cáo chưa đều… do nguyên nhân là lãnh đạo các NHTM chưa thực sự quan tâm và kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ thông tin tín dụng, hay nhiều đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách sự phối kết hợp giữa cán bộ tín dụng và người khai thác

thông tin chưa chặt chẽ. Việc thu thập thông tin về khách hàng, nhất là đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thường chủ yếu do cán bộ tín dụng tìm hiểu một cách chủ quan. Do đó, tiềm ẩn rủi ro tín dụng là điều khó tránh.

* Liên quan đến cán bộ NH cho vay + Đạo đức cán bộ

Do chủ quan, do phẩm chất yếu kém của cán bộ quản lý, cán bộ điều hành và nhân viên ngân hàng gây ra. Những người này cấu kết và thông đồng với người bên ngoài ngân hàng để cố ý làm trái. Loại rủi ro này bộc lộ ra dưới các hình thức:- Cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ gốc, nợ lãi không nộp, xâm tiêu sử dụng cho cá nhân - Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền với sự thông đồng của nhân viên ngân hàng với bên ngoài - Cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng làm trái, giả mạo trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp tài sản, chứng từ thanh toán...làm thất thoát tiền Ngân hàng.

+ Kỷ năng, trình độ của cán bộ

Chất lượng nguồn nhân lực ở một số NHTM Nhà nước trên địa bàn còn yếu kém so với đòi hỏi của thời kỳ mới. Lãnh đạo quản trị NH theo cảm tính, không chuyên nghiệp, mang tính kinh nghiệm. Cán bộ tín dụng thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế thị trường, phân tích tình hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực của các NHTM nhà nước đã mỏng do quá trình mở rộng mạng lưới, yếu về kỹ năng lại ngày càng bị hao hụt do chính sách sử dụng, đãi ngộ con người vẫn còn quá lạc hậu, quan liêu.

+ Công nghệ NH còn nhiều bất cập

Tuy một số công nghệ NH trong thời gian qua đã được tập trung phát triển, các nhi nhánh trên địa bàn đã áp dụng một số công nghệ NH hiện đại vào

hoạt động, nhưng một số chương trình chính của từng chi nhánh vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn yếu kém về chất lượng và về tốc độ đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai các sản phẩm mới và nhất là chương trình xử lý các số liệu để giám sát rủi ro.

* Liên quan đến đánh giá tài sản thế chấp

Các NHTM trên địa bàn thường gặp phải các rủi ro do đánh giá sai tài sản thế chấp là: định giá không đúng giá trị thực tế và không đủ cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp. Do cán bộ NH chủ quan hoặc cố tình đánh giá sai vì lợi ích cá nhân và cơ bản là do các NHTM chưa có một chuẩn mực rõ ràng trong việc định giá tài sản thế chấp.

Việc định giá tài sản thế chấp là đất và tài sản gắn liền với đất theo giá thị trường tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn. Khi định giá tài sản thế chấp để cho vay giá thị trường đang ở mức cao, nhưng khi phát mại tài sản để xử lý nợ thì giá giảm thấp xuống chỉ còn ½ - 1/3 giá lúc đầu, thậm chí tài sản thế chấp còn bị mất giá rất lớn. Khách hàng không trả được nợ, ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được vì giá quá thấp so với khi định giá cho vay, hoặc không có người mua, hoặc tiền thu về thấp hơn nhiều so với số tiền cho vay. Các tài sản ở vụ án Epco, Minh Phụng trên địa bàn BR-VT đến nay vẫn chưa xử lý xong, là ví dụ rõ nét của vấn đề này.

* Liên quan môi trường pháp lý

+ Luật, chính sách về đất đai, bất động sản

Luật đất đai năm 2003, nghị định 181 của chính phủ có những thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, trong đó khâu xử lý tài sản thế chấp của các NHTM đang gặp nhiều khó khăn do các qui định hướng dẫn cụ thể chưa kịp thời. Các dự án vay vốn làm hạ tầng khu dân cư, phân nền đất của các doanh nghiệp

hầu như bị đóng băng, khả năng thanh toán nợ NH đúng hạn không thực hiện

Một phần của tài liệu 224 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)